TIỄN BIỆT THẦY THÁI THUẬN
TIẾP ĐÓN THẦY PHẠM KHẮC TRÍ
Trong năm 2012, đại gia đình Phan Thanh Giản-Đoàn
Thị Điểm có những nỗi buồn cũng như những niềm vui, liên quan đến các
thầy, cô, các Cựu học sinh, tất cả đã được thể hiện (có thể chưa đầy đủ)
trong các đặc san tại Úc Châu và Hoa Kỳ. Trong số đó, tôi đặc biệt nhớ
về thầy giám thị Thái Thuận (đã thay thế thầy giám thị Trương Văn Hoà -
nghỉ hưu) làm giám thị nhóm học sinh Phan Thanh Giản niên khoá 1968-1975
từ năm nhóm học lớp 10 đến lớp 12 (năm 1972-1975). Thầy giám thị tuy
không được trực tiếp giảng dạy chúng tôi, nhưng mọi sinh hoạt của cả
nhóm thầy đều trực tiếp quản lý. Trong cuộc đời học sinh dưới mái trường
Phan Thanh Giản, tôi làm trưởng lớp 10C, 11A2 và cuối cùng là 12A4, nên
tôi có dịp thường xuyên tiếp xúc với thầy Thái Thuận.
TIỄN BIỆT THẦY THÁI THUẬN
Đầu tháng 10 năm 2012, chúng tôi nhận được hung tin,
thầy đã mất tại xã Đại Tâm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, hưởng thọ 83
tuổi, một thời gian ngắn sau khi anh Nguyễn Văn Đức dẫn mấy anh em khoá
1968-1975 Phan Thanh Giản xuống thăm thầy khi hay tin thầy ngã bệnh. Dù
biết qui luật của tạo hoá là sinh-lão-bệnh-tử, nhưng tin dữ đến Cần Thơ
làm cho nhiều đồng nghiệp của thầy và đám học trò bàng hoàng đau xót.
Một lần nữa chúng em lại mất đi một người thầy đáng kính, một người thầy tuy nóng tính nhưng
hết lòng, hết sức mẫu mực không ngại đụng chạm để quản lý học sinh, tạo
điều kiện cho chúng em học hành, sinh hoạt thật tốt khi ở tại trường.
Với vị trí trưởng lớp của 3 cấp lớp liên tiếp từ lớp 10 đến lớp 12, tôi đã được thầy kêu lên làm việc nhiều lần ở văn phòng Ban giám thị. Ngoại trừ một lần được tháp tùng thầy đi Vũng Tàu mà tôi đã kể trong đặc san
số 12 Úc Châu. Nhiều lần tại mái trường Phan Thanh Giản, tôi gián tiếp
và trực tiếp thấy những việc làm của thầy đối với học sinh của mình,
tuy thầy rất nghiêm khắc khi có bạn sai phạm như nghỉ không phép, vi
phạm nội quy nhà trường (có lần tôi thấy thầy bợp tai một anh bạn khoá
1968-1975 khi nghỉ học không phép và mượn bảng tên người khác khi thầy
kêu lên phòng giám thị).
Nhưng bên cạnh sự nóng giận vì sự lười biếng đôi khi giả dối của học
sinh, thầy cũng lại rất chân tình, cần mẫn làm việc vì học sinh của
mình. Đôi lúc vì sự quá cần mẫn, nhiệt tình, nghiêm khắc mà thầy va chạm
với một số giáo viên đứng lớp. Đối với riêng tôi, không biết vì tôi làm
trưởng lớp nhiều năm, có dịp tiếp xúc với thầy luôn, nên mới có sự kiện
tôi sắp kể ra đây:
Vào năm tôi học lớp 12 (niên khoá 1974 - 1975) tại trường Phan Thanh
Giản, vì lệnh tổng động viên vào mùa hè đỏ lửa 1972, nên lớp thiếu học
sinh, thầy Hiệu trưởng Võ Văn Trí có cho phép một số học sinh từ các
trường tư, các lớp bán công đêm thi vào các lớp ban ngày. Năm đó lớp
12A4 của chúng tôi có thêm 7 bạn nữ. Trong số các bạn nữ ấy, có một bạn
là con nhà "danh gia vọng tộc" chủ rạp hát lớn nhất ở Cần Thơ. Bạn ấy
được rất nhiều bạn trai trong lớp cũng như các bạn cùng trường quan tâm,
để ý.
Tháng 11 năm 1974, sau khi lớp 12A4 cắm trại tại trường Bình Lạc, quận
Bình Thuỷ thì bạn ấy có cảm tình với tôi, do lúc đi về tôi chở bạn ấy
bằng xe đạp mini
(cũng không biết có phải do tôi làm trưởng lớp hay không?). Lớp 12A4 học
trên lầu, dãy cuối của trường Phan Thanh Giản - phía đường Ngô Quyền).
Giờ ra chơi, chúng tôi thường xuống sân đi xuyên qua dãy lầu giữa đến
chỗ đặt tượng cụ Phan Thanh Giản, nhiều lần chúng tôi đi như thế, thầy
Thái Thuận nhìn thấy. Có lần thầy kêu tôi xuống phòng giám thị, thầy bảo
tôi ngồi gần bên thầy, thầy nói : "Thầy biết chuyện tình cảm là
chuyện riêng tư của em. Thầy không muốn nói ra nhưng vì em là trưởng
lớp, hơn nữa em học cũng giỏi nên thầy muốn có lời khuyên, vì tương lai
của em. Ở tuổi của em việc học là quan trọng chứ không phải chuyện yêu
đương, em trai tôi là Bác sĩ Thái Hòa đang ở Campuchia, hơn 30 tuổi, có
biết bao gia đình danh giá, khá giả muốn gả con mà em tôi còn chưa chịu,
vì em tôi còn muốn có thời gian học lên cao hơn. Hơn nữa, em là trưởng
lớp còn bạn của em là con một gia đình giàu sang nổi tiếng, em có thấy
mỗi khi hai em đi dưới sân trường bao nhiêu cặp mắt đều đổ dồn về các
em, hình ảnh ấy không nên có tại sân trường này".
Sau khi nghe thầy nói, tôi thật sự không hiểu hết những ý của thầy
nhưng với tâm tư của một người học trò của những năm 70 thế kỷ trước,
tôi thưa với thầy: "Thưa thầy em sẽ nghe lời thầy, em sẽ không còn đi dưới sân trường, em sẽ lo học chứ không yêu đương sớm nữa".
Miệng thì hứa với thầy như thế, nhưng làm sao tôi có thể làm theo lời
khuyên của thầy, tôi cũng không dám nói với bạn gái của tôi, sợ cô ấy
buồn, tôi có tâm sự với hai người bạn là anh Lê Thuần Phong học lớp 12C
và anh Nguyễn Hoàng Giáp học lớp 12B2.
Tôi cũng sợ thầy buồn nên không dám đi xuống sân trường, nhưng do tôi
không dám nói với bạn X.M, nên có lần X.M rủ tôi xuống thăm hai bạn Kim
Hằng và Phương Liên học lớp 12C dưới đất, chúng tôi phải đi ngang qua
phòng giám thị, không ngờ thầy đang đứng ở hành lang nhìn thấy hai đứa,
thầy chép miệng lắc đầu, thái độ của thầy hết sức ngao ngán.
Lúc ấy anh Lê Thuần Phong, trưởng lớp 12C cũng thấy, tôi thì rất xấu hổ
vì tôi đã cãi lời thầy, không giữ lời hứa với thầy, nhưng thầy ơi có lẽ
sau này và hiện nay, ở chốn xa xôi nào đó thầy thương và hiểu cho em,
tình cảm trai gái, nhất là trai gái mới dậy thì, rất khó mà cưỡng lại
được. Chúng em rất vô tư, trong sáng trong tình bạn, tình yêu, nhưng
những cặp mắt bên ngoài không nói lên như vậy. Tuy em đã nói dối thầy,
không làm theo thầy khuyên, nhưng mặt nào đó, nhờ sự động viên, nhờ biết
phấn đấu cho xứng với sự quí mến của người con gái đó, một người con
gái ngây thơ, quí phái, đài các (đến năm cô ấy học lớp 12 mà từ nhà tới
trường còn có Dì Hai, là bà vú đưa đi học, đến giờ lại đến trường rước
về). Do vậy tôi đã vươn lên, sau này tôi thi đậu vào Đại học, ra trường
được giữ lại làm giảng viên trường Đại học Cần Thơ, dù lúc ấy tôi chỉ là
một học sinh nghèo.
Nhưng vào năm 1975 (trước 30/4), có lần chúng tôi đến thăm thầy Lương
Xự, cùng đi có bạn Trần Văn Linh, bạn La Thanh Khải cùng X.M, thầy Lương
Xự dạy môn Lý Hoá, nhờ thầy lấy lá số tử vi cho chúng tôi. Thầy nói với
tôi và X.M "Hai em có thương nhau cách mấy cũng không thể thành vợ thành chồng được, số trời đã định như vậy",
lúc ấy tôi rất buồn và có lúc muốn giận thầy vì câu nói tôi cho là xui
rủi ấy, nhưng đến năm 1979, lời nói ấy lại linh nghiệm. Riêng bạn Trần
Văn Linh, thầy nói bạn sẽ sung sướng suốt cuộc đời (nay bạn thành lập cơ
sở bán vật liệu xây dựng Linh Phượng rất nổi tiếng và giàu có). Còn bạn
La Thanh Khải, thầy dự đoán sau này sẽ đi nước ngoài thường xuyên như
đi chợ. Nói chung, những lời thầy Lương Xự tiên đoán từ những năm 70 về
chúng tôi đều đúng. Tiếc rằng nay thầy không còn nữa.
Hôm nay thầy Thái Thuận và thầy Lương Xự đều không còn, người bạn gái
năm xưa cũng đã ngàn trùng xa cách, nhưng tôi vẫn luôn nhớ về thầy Thái
Thuận, thầy Lương Xự và người bạn gái năm xưa.
"Phương trời nay đã cách xa
Âm dương đôi ngã - gặp là chiêm bao
Riêng em - em ở phương nào
Hướng về phương ấy nhìn sao nhớ người
Thầy - em xa thẳm mù khơi
Ngàn năm đồng vọng tiếng người ngàn xa?"
ĐÓN TIẾP THẦY PHẠM KHẮC TRÍ
Bên cạnh chuyện buồn khi chúng tôi mất đi thầy Thái Thuận, tháng 11
năm 2012, nhóm cựu học sinh Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm lại được đền
đáp bằng một tin vui khi được biết thầy Phạm Khắc Trí về thăm lại Cần
Thơ từ nước Mỹ xa xôi. Thầy về thăm lại nơi dạy học cũ cùng với cô. Tôi
nghĩ rằng hình ảnh đón mừng thầy cô tại Nhà hàng Hoa Sứ bên bờ sông Cần
Thơ có thể nói là "Độc nhất vô nhị" trong phạm vi giáo dục. Vì đón thầy
cô cũng là lúc đến ngày kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Tôi muốn nói sự kiện này "Độc nhất vô nhị" vì khi thầy, trò hội ngộ,
tôi mới được biết có Giáo sư Châu Bá Lộc, trước đây là Trưởng Khoa Chăn
nuôi Thú y của trường Đại học Cần Thơ, năm nay đã 72 tuổi, lại là học
trò cũ của thầy Phạm Khắc Trí, khi thầy mới về dạy học tại Sa Đéc (tỉnh
Đồng Tháp ngày nay). Theo lời Giáo sư Châu Bá Lộc, Giáo sư đã học với
thầy Phạm Khắc Trí cách nay trên 50 năm. Ngần ấy thời gian, tình thầy,
trò tuy cách xa về mặt địa lý nhưng luôn gần gũi trong tâm. Sự tôn sư
trọng đạo thể hiện rõ rệt qua sự tiếp đãi cung kính của nhóm cựu học
sinh của thầy, những người học trò mái đầu đã bạc không thua gì thầy.
Trên dưới hai mươi học trò quây quần bên thầy, cô thân thương, ôn lại
những kỷ niệm xưa, nhất là việc thầy vẽ hình tròn, hình vuông, hình tam
giác rất đẹp mà không cần compa hay thước.
Cảm động biết mấy khi anh Vương Thuỷ Tùng, Luật sư Hồ Trung Thành đọc
thơ và các lời chúc đón thầy, cô về lại Cần Thơ. Mới nhìn qua không thể
nào biết đâu là thầy, đâu là trò, vì tôi đã vào tuổi gần 60 mà vẫn là
lứa học trò trẻ nhất trong buổi họp mặt ngày hôm đó. Thầy Phạm Khắc Trí
đáp trả lại những lời chúc tụng, sự tri ân của đám học trò bằng những
lời hết sức cảm động, tôi chỉ có thể ghi lại những lời mà thầy viết vào
trang đầu của tập thơ "Mây Tần" do thầy dịch và tặng mỗi người một bản
trong buổi họp mặt.
"Đất khách lần khân đà trọn kiếp
Thì thôi chữ nghĩa chút niềm vui
Đêm đêm lần giở trang thơ cổ
Trăng nước Tầm Dương những ngậm ngùi"
Phạm Khắc Trí
Đại ý thầy nói khi về già, sự thôi thúc nhớ quê luôn hiện diện và thầy
đã bỏ công sức dịch nhiều bài thơ Đường, đưa đi in lấy tên tập thơ là
"Mây Tần" theo điển tích xưa. Tập thơ dày 321 trang do nhà xuất bản Văn
Hoá, Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh in vào tháng 07 năm 2012.
Cuộc hội ngộ nào cũng có lúc phải chia ly... Sáng hôm sau Luật sư Hồ
Trung Thành đến chỗ thầy Lê Văn Quới uống cà phê, bên hông trường tiểu
học Mạc Đĩnh Chi, cùng thầy Hồ Công Nghiệp, thầy Lê Phước Nghiệp, thầy
Ngô Phước Phú, tôi, và anh Lê Thuần Phong. Luật sư Thành nói là thầy Trí
mời xuống quán cà phê Hợp Phố bên bến Ninh Kiều ăn sáng, rồi sau đó
thầy, cô trở về Sài Gòn. Vì bận công việc nên chỉ có thầy Lê Văn Quới và
thầy Ngô Phước Phú đi thăm thầy Trí.
Khi viết những dòng chữ này, tập thơ "Mây Tần" vẫn ở bên cạnh tôi, tôi
nghĩ thầy chúng tôi rất tài hoa khi dạy môn Toán, thì nay thầy cũng rất
tài hoa trong lãnh vực văn học, bằng chứng là những bản dịch các bài
thơ Đường trong tập "Mây Tần". Hình ảnh một nhóm học trò già lứa tuổi
70 xúm xít quanh thầy, cô của mình vào tuổi 80 có lẽ không mấy khi còn
có được một lần nữa. Ngày xưa đâu có ngày 20 tháng 11 mà tình thầy trò
vẫn sâu đậm, nghĩa tôn sư hết sức thiêng liêng, có lẽ văn hoá Khổng giáo
đã ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ người Việt Nam trước 1975. Đó là:
"Quân, sư, phụ"
hay
"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy"
Chúng tôi đã từng học tại trường trung học Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm và lúc nào
cũng luôn nhắc nhở, tri ơn quý thầy cô khi có dịp họp mặt. Nơi miền xa
xôi ấy thầy, cô cứ yên lòng, chúng em đã, sẽ lập tiếp miếu thờ, khắc
ghi tên tuổi của quý thầy, cô lưu lại cho con cháu đời sau.
Với các thầy, cô còn lại trên đời, chúng em luôn cầu chúc quý thầy, cô
luôn luôn được an khang, khoẻ mạnh, vui sống cùng cháu con. Để khi nào
còn gặp được các thầy, cô dù chúng em tuổi gần lục tuần, vẫn cứ nghĩ
mình như những đứa học trò nhỏ ngày xưa, muốn nghe những lời dạy bảo,
khuyên răn, muốn được nhận những cái tát tay đau điếng, để chứng tỏ
thầy, cô vẫn còn tráng kiện, khoẻ mạnh. Như tích xưa có người học trò
bật khóc khi thầy mình đánh mình không còn đau, vì lúc ấy thầy mình đã
già yếu quá rồi.
Làm sao cãi lại được quy luật của thời gian, mỗi một thầy, cô mất đi thì
tuổi thơ, kỷ niệm thời thơ ấu của chúng em vơi đi một phần. Mai này
chúng em làm sao còn được xưng là con, là em với người đối diện, dù
chúng em đã lên chức nội, ngoại, có sui có gia.
"Thầy ơi trăm nhớ nghìn thương
Thầy, cô là ánh Thái Dương rạng ngời
Dù cho góc biển chân trời
Âm dương cách biệt, đời đời không quên"
Cần Thơ mùa Noel 2012
Nguyễn Văn Quyền (12A4)
Nhóm Bạn Cựu Học-Sinh TH Phan-Thanh-Giản CT (Niên-khoá 1968-1975)
* * *Nơi ghi lại những kỷ niệm vui buồn của một thời hoa mộng cùng cắp sách đến trường TH Phan-Thanh-Giản Cần Thơ.***
Monday, June 23, 2014
Ngày xưa … . dưới mái trường Phan
Ngày xưa …
.
dưới mái trường Phan
Chuyện xảy ra dưới mái trường Phan tuy trên dưới 40 năm, nhưng được kể lại bằng hai tiếng "ngày xưa" vì lúc còn nhỏ, thầy cô, ông bà, cha mẹ khi kể chuyện cổ tích đều bắt đầu từ hai chữ "ngày xưa". Câu chuyện dưới đây cũng có thể coi là chuyện cổ tích dù xuất hiện trong cuộc đời thường.
Ai cũng biết, trường Trung học Tổng hợp Phan Thanh Giản Cần Thơ là Trường nam sinh, nhưng ở khối lớp 10, 11, 12 có một số nữ sinh từ Trường Trung học Đoàn Thị Điểm chuyển qua học ban B và ban C. Vì vậy dưới sân trường vẫn có những tà áo trắng xuất hiện dù không nhiều. Đầu năm học 1973-1974 xuất hiện ở sân trường một người con gái vóc dáng mảnh khảnh, thướt tha trong màu áo trắng, dáng vẻ dễ thương làm nao lòng dưới bao cặp mắt của các nam sinh.
Lúc đầu có nhiều lời đồn đoán cô là học sinh lớp 12C vì cô còn rất trẻ. Đến khi cô bước chân vào lớp giới thiệu tên và nói phụ trách môn Anh văn thì cả lớp hết hồn, ngỡ ngàng. Cô giới thiệu mình tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, về trường cùng lúc với các thầy Vũ Văn Trung, Đoàn Văn Cường, thầy Lương Xự và cô Nguyễn Lưu Khanh...
Lớp 11A2 có nhiều thầy dạy các môn, nhưng chỉ có 4 cô là cô Nguyễn Thị Nguyện dạy Quốc Văn, cô Trương Thị Diệp dạy Sử Địa, cô Bùi Thị Phượng dạy Vạn Vật và cô giáo trẻ này, nhưng hầu như bao nhiêu tình cảm của lớp nam sinh đều dành hết cho cô. Trong tuần cả lớp mong sao giờ học Anh văn mau đến, chỉ để được nghe cô giảng dạy với tất cả lòng ngưỡng mộ về tài và sắc.
Đến nỗi năm học ấy có một bài thơ được gởi đến thi tập "Thuở Rong Chơi" của lớp 11C mà trưởng lớp là bạn Lê Thuần Phong, em ruột thầy Lê Văn Quới, để đăng:
"Trường Phan từ buổi người mới đến
Kiểng hoa khoe sắc lớp xôn xao
Nhìn người tất cả đều ngơ ngẩn
Dù biết rằng người ở trên cao
Đôi mắt tròn đen đẹp não nùng
Người nhìn ngơ ngác vẻ mông lung
Trên tầng cao ấy - trên cao ấy
Đôi mắt tròn đen khẽ thẹn thùng
Tà áo người bay trong buổi sớm
Làm hồng đôi má đỏ đôi môi
Gần nhau dễ gặp nhưng xa cách
Nghìn trùng diệu vợi một tiếng thôi
Vẫn biết khi mơ đã lỡ làng
Giọt sầu cô đọng phải riêng mang
Nói cùng cây cỏ và trăng gió
Buồn với đất trời với nước mây
Ai xui người đến nơi này nhỉ?
Đường đời vạn nẻo sao không đi
Ngàn năm nghèn nghẹn lời không thốt
Biết nói chi đây nói những gì?
Nếu những dòng này có đến tay
Xin đừng hờ hững với chê bai
Vì trăm năm nữa, ngàn năm nữa
Những đóa hoa hường cũng chẳng phai".
(Tên cô là tên một loài hoa nằm trong câu thơ cuối).
Năm học 1974-1975 lớp 12A4 có thêm 7 nữ sinh, do năm học đó thầy Hiệu trưởng Võ Văn Trí cho phép thu nhận thêm học sinh vì các nam sinh bị lệnh tổng động viên năm “mùa hè đỏ lửa” nên lớp học còn nhiều chỗ trống. Bảy nữ sinh trong lớp này là các bạn Lý Thị Thu Nương, Quách Kim Ngân, Đinh Thị Nguyệt, Bùi Thanh Tâm, Trần Thị Bạch Tuyết, Lê Thị Thu Thủy và em...
Anh được các bạn bầu làm Trưởng lớp 12A4. Lần đầu có các nữ sinh trong lớp học, nên các bạn nam sinh luôn bàn tán xôn xao. Riêng anh không chú ý lắm vì so sánh với các bạn cùng lớp, hoàn cảnh gia đình anh khó khăn: gia đình nông dân, tía má anh làm ruộng tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, vùng quê nhà xa nơi thành thị, giặc giã khắp xóm làng, hàng năm cả hai bên đều có rất nhiều người chết. Đa số các bạn nam trong lớp đều là con nhà khá giả, các bạn nữ cũng vậy.
Đầu năm, thầy Nguyễn Lễ dạy Sử Địa cho làm bài kiểm tra trắc nghiệm (được in ronéo tại nhà in Bạch Yến của thầy Lương Vinh Sanh dạy Nhạc) trong đó có câu hỏi Tổng thống Mỹ nào đã ra lệnh thả bom nguyên tử tại 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Vì anh ngồi bàn thứ 2 trong lớp và em ngồi bàn đầu trước mặt anh, nên anh nhìn thấy em chọn tên tổng thống Roosevelt, anh nhắc em nên chọn Tổng thống Truman, em không chịu, còn đòi cá với anh một ly “đá đậu Đoàn Thị Điểm”. Anh chấp thuận, khi thầy Nguyễn Lễ giải đề thi, em thua và có lẽ dưới mắt em, gã học sinh gà mờ Trưởng lớp có phần đáng nể.
Sau đó em chung độ. Lần đầu được ngồi ăn đá đậu trước cổng trường Đoàn Thị Điểm, anh hết sức mắc cỡ, vì hai ly đá đậu có 200 đồng bạc, mà anh không có tiền trả (dù anh thắng độ) dưới cặp mắt quản lý của Dì Hai, là vú nuôi của em, mỗi buổi sáng đưa em đi học và rước em về nhà vào buổi trưa. Để tạo không khí thân quen, anh đề nghị ngày Quốc Khánh sắp tới là ngày 1 tháng 11 năm 1974 (nhằm ngày 18 tháng 9 Âm lịch năm Giáp Dần), cả lớp sẽ tổ chức đi cắm trại, địa điểm được các bạn Ngô Văn Ngây, Công Văn Pho, Trần Tấn Thời mượn tại Trường Tiểu học Bình Lạc, quận Bình Thủy. Cả lớp đồng ý hùn tiền với nhau để mua bánh mì, thịt nguội, nước uống đem theo.
Sáng ngày 1 tháng 11 năm 1974, anh đến Trường sớm, ngồi ở cổng trước, đường Phan Thanh Giản. Các bạn lần lượt đến và đi vào sân trong, riêng anh ngồi ở hành lang dãy đầu, một lúc sau anh thấy ba đưa em đến bằng chiếc xe honda nữ màu đỏ. Thấy em, anh kêu em lại ngồi gần nói chuyện chơi. Trong khi chờ các bạn, anh cũng đề nghị được chở em đi Bình Thủy bằng chiếc xe đạp mini anh mượn của em cô cậu của anh là Trần Văn Linh học cùng lớp.
Đến giờ lên đường, anh chở em đi với nhiều cái nhìn ganh tị của các bạn, dù hằng ngày trong lớp anh rất ít khi nói chuyện với em, vì anh có phần mặc cảm, phần rất nhiều bạn, có bạn ở các lớp khác thường chờ lúc ra chơi tìm cách lại gần trò chuyện với em. Ngày cắm trại, có ăn sáng bằng bánh mì, ăn khoai mì, khoai lang do các bạn nấu. Cuối ngày cắm trại, anh lại chở em về Trường, khi về thì mạnh ai nấy đi tản mác khắp nơi. Về đến Trường còn sớm vì chưa đến 6 giờ chiều và ba chưa đến đón em, nên anh với em còn ngồi ở hành lang dãy lầu sát đường Phan Thanh Giản tiếp tục chuyện trò, tâm sự.
Đến lúc ấy anh mới biết em có tất cả 4 chị em, em là chị gái lớn, kế tiếp còn có 3 em, 2 cô em gái và một em trai út. Gia đình em nổi tiếng giàu có ở đất Cần Thơ, ông cố là doanh nhân nổi tiếng có hãng xe đò, có nhà in, có xưởng nấu rượu, có cơ sở xuất bản báo chí, đặc biệt ông cố có gánh hát cải lương nổi tiếng hoạt động trong thời Pháp thuộc. Ông bà nội, cô dượng của em là những nghệ sĩ cải lương lừng danh ở miền Nam, từng hoạt động từ trong Nam ra Bắc, nhiều lần xuất ngoại đi hát ở nước ngoài. Ông nội còn là soạn giả nhiều tuồng cải lương và thoại kịch nổi tiếng. Ba mẹ em hiện nay vẫn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy, nhưng không trực tiếp. Vì thế khi đề cập đến em, các bạn thường gọi em là "Người đẹp Tây Đô". Do đó anh mới biết tại sao có nhiều bạn muốn tiếp cận với em khi em vào học những ngày đầu tại Trường.
Mấy ngày sau anh viết cho em một bức thư nói rõ hoàn cảnh gia đình anh, và nêu ý kiến muốn làm bạn với em (không phải vì thấy gia đình em giàu, mà anh biết em rất cô đơn khi không có bạn trai hoặc gái. Ba mẹ em hạn chế việc tiếp xúc của em với bên ngoài, khi đi học hoặc khi ra về đều có Dì Hai là vú nuôi đưa đón, có công việc đi ra ngoài ba mẹ kêu tài xế lấy xe hơi đưa em đi...). Qua lời em kể, anh còn được biết em chơi đàn guitar và piano rất hay, em vẽ cũng giỏi. Sau này em đã vẽ chân dung anh bằng bút chì rất giống (Bản vẽ ấy hiện nay anh còn giữ: hình 1).
Mấy ngày sau khi nhận thư xong em cũng không nói gì đến bức thư. Vài ngày sau nữa, khi anh đi bộ cùng em từ trường về nhà, dọc đường anh có hỏi em về việc anh đề nghị trong thư, em nói đã đọc xong, riêng chuyện giàu nghèo em không quan tâm, không xem là quan trọng. Em nói: "Ba mẹ em giàu lắm! có nhiều tiền, ba mẹ em chỉ cần có người con rể có học thức, có đạo đức thì ba mẹ sẽ đồng ý, ba mẹ không chú ý đến chuyện nghèo giàu". Từ đó, anh hay đi bộ cùng em từ Trường Phan dọc theo đường Ngô Quyền, qua lộ Hòa Bình, đến Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học. Anh cũng không biết tại sao em không đi đường Ngô Quyền, Hòa Bình, Minh Mạng, Nguyễn Thái Học. Anh và em đi bên nhau dưới sự giám sát của vú em là Dì Hai.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh và em thi đậu Trung học Phổ thông (Tú tài cũ) và chuẩn bị thi vào Đại học. Năm 1976 hai đứa nộp đơn thi vào ngành Y của Đại học Y Dược Sài Gòn, em phải lên Sài Gòn ôn thi. Có lần anh lên Sài Gòn thăm em, hai đứa đi xe đạp của em từ nhà dì Tám đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) qua cầu Sài Gòn đến hồ tắm Thiên Nga, dưới dốc cầu Sài Gòn để tắm, vì lúc ấy mình cũng chẳng biết đi đâu. Năm sau anh thi đậu vào ngành Nông Nghiệp của Đại học Cần Thơ, năm sau nữa em thi đậu vào ngành Pháp Văn cũng của Đại học Cần Thơ. Ba mẹ rất nghiêm khắc, ít khi cho em đi ra đường một mình, anh phải viết thư gởi chị Xuyến, chị Năm đưa cho em, khi thì em xin ba mẹ đi mua đá đậu Đoàn Thị Điểm buổi chiều tối, để gặp anh tại Công viên Tao Đàn, đối diện với Ty mục súc, đường Phan Đình Phùng khi anh cùng hai bạn Lê Thuần Phong, Nguyễn Văn Lưu ngồi uống cà phê vỉa hè để chờ em. Đây cũng là nơi em đến báo tin hai đứa thi đậu tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 1975.
Có lần em dẫn em gái em đến chơi nhà của bạn Nguyễn Thị Phương Liên ở đường Nguyễn Trãi, anh có rủ em bà con của anh tên La Thanh Khải, cũng là người học lớp 12B2 cùng lớp với bạn Nguyễn Hoàng Giáp, đi cùng để L. T. Khải làm quen với em gái của em. Có những ngày cuối tuần anh và Khải hẹn nhau đi dạo phố với hai chị em của em rất là vui và tràn đầy kỷ niệm của “tình đầu một thời áo trắng”, nhưng sau đó em gái của em chuyển lên Sài Gòn học, nên ít gặp lại Khải (hiện giờ LTK đang sinh sống ở Melbourne Úc-Châu).
Dù đất nước có nhiều biến động, em vẫn là người con gái con nhà "thế phiệt trâm anh", anh vẫn là người sinh viên nghèo. Mỗi tuần em đem tiền thu được gởi Ngân hàng nhà nước ở đường Phan Đình Phùng, trên dưới 30.000 đồng (Ba chục ngàn đồng). Năm ấy vàng không được cho phép mua bán nhưng thị trường chợ đen giá khoảng 1.500 đồng/lượng (Một ngàn năm trăm đồng/lượng), trong khi học bổng của anh lãnh hằng tháng là 18 đồng (Mười tám đồng). Em đã cho anh 50 đồng (Năm mươi đồng) để sơn sửa lại chiếc xe đòn dông của tía anh để chở em đi chơi và đi học. Hai cái vỏ ruột xe anh phải lên Sài Gòn mua mới có, khi đi thăm em, vậy mà đem về đến Trạm thuế Tân Hương, thuộc huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang suýt bị tịch thu, anh phải năn nỉ hết lời và đưa thẻ sinh viên ra mới được tha.
Cả thành phố Cần Thơ đều biết anh và em bên nhau, lời đồn đến tai ba mẹ, mẹ kêu chị Năm, vào nhà anh, nhắn anh ra gặp mẹ, anh phải thu hết can đảm gặp mẹ vào một buổi tối. Mẹ hỏi thăm gia đình anh, việc học, sau đó mẹ nói hai đứa còn nhỏ, việc học hành là quan trọng, muốn gì thì đợi lúc tốt nghiệp đại học, người lớn sẽ tính cho. Anh đã hứa với mẹ là sẽ vâng lời mẹ dạy. Mặt mày vóc dáng em giống ba, nhưng tính tình của em giống mẹ rất đẹp, dịu dàng và hiền hậu. Em cũng giống ba mẹ với phong cách sang trọng, đài các, quí phái. Lần gặp đó anh còn nhớ mãi đến bây giờ. Tháng 3 năm 1979, cả lớp anh được thầy Tiến sĩ Phạm Văn Kim, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huỳnh đưa đi thực tập giáo trình 10 ngày tại Bằng Tăng (xã Thới Long), quận Ô Môn. Ngày 20 tháng 3 năm 1979, cả lớp về lại Cần Thơ.
Sau thời gian xa vắng, anh hết sức vui mừng gặp lại em, nhưng lần này cũng hết sức đau buồn khi em cho hay ba mẹ quyết định sẽ rời Cần Thơ trong thời gian tới. Những ngày sau, khi có dịp em xin ba mẹ đi mua đá đậu, nhưng hai đứa đi uống sinh tố tại đường Tự Đức (nay là Lý Tự Trọng), hai đứa chỉ biết nhìn nhau khóc. Đôi ta còn trẻ quá, công danh sự nghiệp chưa có thì làm sao ở bên nhau được, phải nghe lời cha mẹ và chỉ biết hẹn gặp lại khi gia đình em ổn định ở phương xa. Em bảo anh đọc cho em nghe 2 câu thơ cũ của người xưa:
“Lòng em như nước Trường Giang ấy,
Sớm tối theo chàng đến Phúc Châu”.
Ngày 5 tháng 8 năm 1979, em viết cho anh lá thư cuối rất dài, em đã khóc nhòe các dòng chữ, báo tin ngày 8 tháng 8 năm 1979 (nhằm ngày 16 tháng 6 năm Kỷ Mùi), cả gia đình em sẽ đi Rạch Giá. Sau này anh mới biết em xuống Rạch Giá, đi từ Tắc Ráng, Voi Dừa ra biển.
Thế là chấm dứt những tháng ngày thơ mộng của mối tình sinh viên, giữa một nàng tiểu thư đài các và một hàn sinh.
Trước khi đi em gửi lại anh: 1 cây đàn guitar, 1 cuốn album ghi lại hình ảnh thời thơ trẻ của em, và 1 thùng nhỏ đựng quần áo để làm kỷ niệm cùng tất cả thư từ, nhật ký trong 6 năm hai đứa viết cho nhau khi em ở Cần Thơ cũng như khi em ở Sài Gòn. Những kỷ vật ấy đến bây giờ anh vẫn giữ. (hình 2) Đúng như cụ Nguyễn Du có nói:
"Sầu đông càng lắc càng đầy".
Những tháng ngày trôi qua không làm anh quên em mà làm cho nỗi nhớ thêm da diết đến nỗi sụt cân gần chục ký và luận án tốt nghiệp năm 1980 anh định bỏ không làm, nhờ có các bạn trong lớp động viên (bạn Nguyễn Đức Sáng ở Rạch Giá tính toán giùm số liệu thống kê) và tía má anh la rầy anh mới tiếp tục thực hiện. Năm 1980, anh tốt nghiệp loại giỏi và được giữ lại làm giảng viên của khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ.
Lời hứa của anh đối với em, phải cố gắng học giỏi để không phụ lòng em và phụ lòng ba mẹ của em đã được thực hiện.
"Em là hoa mùa xuân khoe sắc
Những cánh vàng rực dưới nắng mai
Nhưng bỗng giữa thu không chờ đợi
Hoa đã nở rồi tự hồn ai
Sân trường năm ấy thật rộn ràng
Dập dìu bướm trắng lướt dọc ngang
Nam sinh tơ tưởng lòng xao xuyến
Hồn quyện theo những bước sen vàng.
Thuở ấy anh còn lắm ngu ngơ
Bảy tiên bên cạnh vẫn thờ ơ
Một lòng mê mãi lo việc học
Biết phận mình đâu dám ước mơ
Em đến bên anh thật bất ngờ
Trại hè Bình Thủy sớm tinh mơ
Anh là lớp trưởng anh đến sớm
Ba đưa em đến thật tình cờ
Anh chở em đi bằng xe đạp
Đường xa anh muốn - muốn xa hơn
Không xa hơn được, anh đạp chậm
Lớp trưởng mà anh đến trễ giờ
Cả lớp quây quần trường Bình Lạc
Bên anh em thấy lạ mọi điều
Chỉ củ khoai mì chưa lột vỏ
Ngập ngừng em hỏi củ gì hở anh?
Em là con gái trong lầu ngọc
Mỗi bước ra đường có vú đưa
Trời xui em đến trong lớp học
Ngồi cạnh bên nhau buổi sớm trưa
Rồi đến những ngày vào Đại học
Nước non hoàn cảnh quá đổi thay
Em như chim nhỏ về phương lạ
Để lại mình anh lặng tháng ngày
Anh vẫn ở đây em ở đâu
Chiều nay bảng lảng bóng mây sầu
Anh ra đứng phía hành lang cũ
Vẫn một mình anh em ở đâu!
Em ơi đời đã biển dâu
Một trăm năm nữa hay lâu hơn nào
Lòng anh nhớ mãi ngàn sau
Một người con gái tình đầu trong mơ".
Trong gia đình anh, má anh là người quý mến em nhiều nhất, cũng là người gặp được em nhiều lần. Có lần em vào nhà thăm anh, gặp má, em ngồi xuống đất gần má, nói chuyện với má. Em cũng phụ giúp má anh thêm dầu lửa trắng vào cây đèn dầu thủy tinh, gắn lại ống khói, vì lúc ấy ở Cần Thơ thường xuyên bị cúp điện ban đêm. Tiện tay em vuốt ve nựng nịu con mèo con màu vàng, mà má anh mới xin nuôi, để bắt chuột trong nhà. Má anh thường nói em là con nhà quyền quý mà có cách cư xử rất bình dân.
Anh luôn nhớ lại và ân hận vì có lần anh hành động nóng nảy làm em hết sức buồn, anh không nhớ kỹ điều gì xảy ra khiến anh nóng giận, mà anh lại xé bài giảng môn "Khí tượng thủy văn nông nghiệp" được in bằng phương pháp ronéo. Em lẳng lặng lấy xấp giấy bị xé đem về. Vài hôm sau em đem trả lại cho anh, sau khi được em dán lại bằng băng keo trong, băng keo trong thời ấy cũng không phải dễ kiếm. Anh hối hận và xin lỗi em, em chỉ nói với giọng rất buồn "Anh đừng xé bài học nữa dù có tức giận đến mấy". Em thật dịu dàng, bao dung biết bao. Vì thương yêu em, nên anh yêu luôn bộ môn nghệ thuật mà gia tộc em theo đuổi và thành danh, qua nhiều thế hệ. Sau năm 1979, xuất hiện tuồng cải lương "Bên cầu dệt lụa" của soạn giả Thế Châu, với 2 nhân vật chính là Trần Minh và Quỳnh Nga. Nội dung vở tuồng đã phần nào nói lên được thân phận và tình cảm của anh, cũng như mối quan hệ của anh và em trong thời gian 2 đứa yêu mến nhau.
Có những đêm không ngủ được, đi lang thang trên đường, có lúc đứng trên cầu Tham Tướng, nhớ những lần em vội vã đi xe lôi vào nhà anh, dù em chỉ lưu lại trong giây lát, đôi khi hai đứa đứng trên cầu nói chuyện buổi chiều tối:
"Hôm nay anh đứng trên cầu
Nhìn dòng nước chảy, cúi đầu nhớ em
Đêm ngày giăng lưới kiếm tìm
Quạnh hiu hiu quạnh cánh chim mịt mờ”
Nhiều năm sau, anh không bao giờ dám đi qua ngôi nhà cũ của em, chiếc xe đòn dông ngày xưa anh chở em đi học, đi chơi anh cất không dám sử dụng, đến nay anh vẫn còn giữ chiếc xe này. Cho đến mùa xuân năm Giáp Ngọ (2014) anh vẫn còn như ngày xưa, vẫn nhớ về một thời trai trẻ có hai người tha thiết mến yêu nhau:
"Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong (*)
Anh ở Cần Thơ với gió đông
Làm sao thấy lại má em hồng
Ba mươi năm lẽ, bao xa cách
Hơn nửa đời người vẫn nhớ mong
Cổ tích ngày xưa mãi hiện về
Cùng người khuê nữ sớm hẹn thề
Trường tan hai đứa cùng sánh bước
Qua lộ Hòa Bình những tưởng mê
Thuở ấy anh là kẻ hàn sinh
Chỉ mơ dám mộng chuyện ân tình
Em người đài các cao sang quá
Yêu sáu năm trời chằng dám tin
Nhớ thuở thi Y ở Sài Gòn
Cầu mong kết quả được vẹn toàn
Như dưới trường Phan ngày tháng cũ
Bên mái trường Y dạ sắt son
Làm sao biết được ý mẹ cha
Dự tính ngày sau phải đi xa
Đại học Cần Thơ mình chung bước
Bảy chín chia lìa - em đến Australia
Vì hiếu đôi mình phải cách chia
Nhưng lòng mãi mãi chẳng xa lìa
Em ơi người cũ luôn mong nhớ
Muốn gặp lại em - dù trong mơ".
Một nam sinh dám làm thơ tặng cô giáo của mình dù mới học lớp 11.Một học sinh nghèo được một nữ sinh đài các, danh gia vọng tộc để mắt đến, điều này khó có thể xảy ra được, nên dùng chữ ngày xưa để nhắc lại rằng, đây là chuyện cổ tích chứ không phải đời thường.Vì là chuyện cổ tích, nên ngày nay không còn manh mối, chỉ còn trong tâm thức như truyện “Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai”.
(*)Thơ Thôi Hộ đời nhà Đường (618 - 907)
Cần Thơ đầu Xuân Giáp Ngọ 2014
Nguyễn Văn Quyền (PTG 68-75)
.
dưới mái trường Phan
Chuyện xảy ra dưới mái trường Phan tuy trên dưới 40 năm, nhưng được kể lại bằng hai tiếng "ngày xưa" vì lúc còn nhỏ, thầy cô, ông bà, cha mẹ khi kể chuyện cổ tích đều bắt đầu từ hai chữ "ngày xưa". Câu chuyện dưới đây cũng có thể coi là chuyện cổ tích dù xuất hiện trong cuộc đời thường.
Ai cũng biết, trường Trung học Tổng hợp Phan Thanh Giản Cần Thơ là Trường nam sinh, nhưng ở khối lớp 10, 11, 12 có một số nữ sinh từ Trường Trung học Đoàn Thị Điểm chuyển qua học ban B và ban C. Vì vậy dưới sân trường vẫn có những tà áo trắng xuất hiện dù không nhiều. Đầu năm học 1973-1974 xuất hiện ở sân trường một người con gái vóc dáng mảnh khảnh, thướt tha trong màu áo trắng, dáng vẻ dễ thương làm nao lòng dưới bao cặp mắt của các nam sinh.
Lúc đầu có nhiều lời đồn đoán cô là học sinh lớp 12C vì cô còn rất trẻ. Đến khi cô bước chân vào lớp giới thiệu tên và nói phụ trách môn Anh văn thì cả lớp hết hồn, ngỡ ngàng. Cô giới thiệu mình tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, về trường cùng lúc với các thầy Vũ Văn Trung, Đoàn Văn Cường, thầy Lương Xự và cô Nguyễn Lưu Khanh...
Lớp 11A2 có nhiều thầy dạy các môn, nhưng chỉ có 4 cô là cô Nguyễn Thị Nguyện dạy Quốc Văn, cô Trương Thị Diệp dạy Sử Địa, cô Bùi Thị Phượng dạy Vạn Vật và cô giáo trẻ này, nhưng hầu như bao nhiêu tình cảm của lớp nam sinh đều dành hết cho cô. Trong tuần cả lớp mong sao giờ học Anh văn mau đến, chỉ để được nghe cô giảng dạy với tất cả lòng ngưỡng mộ về tài và sắc.
Đến nỗi năm học ấy có một bài thơ được gởi đến thi tập "Thuở Rong Chơi" của lớp 11C mà trưởng lớp là bạn Lê Thuần Phong, em ruột thầy Lê Văn Quới, để đăng:
"Trường Phan từ buổi người mới đến
Kiểng hoa khoe sắc lớp xôn xao
Nhìn người tất cả đều ngơ ngẩn
Dù biết rằng người ở trên cao
Đôi mắt tròn đen đẹp não nùng
Người nhìn ngơ ngác vẻ mông lung
Trên tầng cao ấy - trên cao ấy
Đôi mắt tròn đen khẽ thẹn thùng
Tà áo người bay trong buổi sớm
Làm hồng đôi má đỏ đôi môi
Gần nhau dễ gặp nhưng xa cách
Nghìn trùng diệu vợi một tiếng thôi
Vẫn biết khi mơ đã lỡ làng
Giọt sầu cô đọng phải riêng mang
Nói cùng cây cỏ và trăng gió
Buồn với đất trời với nước mây
Ai xui người đến nơi này nhỉ?
Đường đời vạn nẻo sao không đi
Ngàn năm nghèn nghẹn lời không thốt
Biết nói chi đây nói những gì?
Nếu những dòng này có đến tay
Xin đừng hờ hững với chê bai
Vì trăm năm nữa, ngàn năm nữa
Những đóa hoa hường cũng chẳng phai".
(Tên cô là tên một loài hoa nằm trong câu thơ cuối).
Năm học 1974-1975 lớp 12A4 có thêm 7 nữ sinh, do năm học đó thầy Hiệu trưởng Võ Văn Trí cho phép thu nhận thêm học sinh vì các nam sinh bị lệnh tổng động viên năm “mùa hè đỏ lửa” nên lớp học còn nhiều chỗ trống. Bảy nữ sinh trong lớp này là các bạn Lý Thị Thu Nương, Quách Kim Ngân, Đinh Thị Nguyệt, Bùi Thanh Tâm, Trần Thị Bạch Tuyết, Lê Thị Thu Thủy và em...
Anh được các bạn bầu làm Trưởng lớp 12A4. Lần đầu có các nữ sinh trong lớp học, nên các bạn nam sinh luôn bàn tán xôn xao. Riêng anh không chú ý lắm vì so sánh với các bạn cùng lớp, hoàn cảnh gia đình anh khó khăn: gia đình nông dân, tía má anh làm ruộng tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, vùng quê nhà xa nơi thành thị, giặc giã khắp xóm làng, hàng năm cả hai bên đều có rất nhiều người chết. Đa số các bạn nam trong lớp đều là con nhà khá giả, các bạn nữ cũng vậy.
Đầu năm, thầy Nguyễn Lễ dạy Sử Địa cho làm bài kiểm tra trắc nghiệm (được in ronéo tại nhà in Bạch Yến của thầy Lương Vinh Sanh dạy Nhạc) trong đó có câu hỏi Tổng thống Mỹ nào đã ra lệnh thả bom nguyên tử tại 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945. Vì anh ngồi bàn thứ 2 trong lớp và em ngồi bàn đầu trước mặt anh, nên anh nhìn thấy em chọn tên tổng thống Roosevelt, anh nhắc em nên chọn Tổng thống Truman, em không chịu, còn đòi cá với anh một ly “đá đậu Đoàn Thị Điểm”. Anh chấp thuận, khi thầy Nguyễn Lễ giải đề thi, em thua và có lẽ dưới mắt em, gã học sinh gà mờ Trưởng lớp có phần đáng nể.
Sau đó em chung độ. Lần đầu được ngồi ăn đá đậu trước cổng trường Đoàn Thị Điểm, anh hết sức mắc cỡ, vì hai ly đá đậu có 200 đồng bạc, mà anh không có tiền trả (dù anh thắng độ) dưới cặp mắt quản lý của Dì Hai, là vú nuôi của em, mỗi buổi sáng đưa em đi học và rước em về nhà vào buổi trưa. Để tạo không khí thân quen, anh đề nghị ngày Quốc Khánh sắp tới là ngày 1 tháng 11 năm 1974 (nhằm ngày 18 tháng 9 Âm lịch năm Giáp Dần), cả lớp sẽ tổ chức đi cắm trại, địa điểm được các bạn Ngô Văn Ngây, Công Văn Pho, Trần Tấn Thời mượn tại Trường Tiểu học Bình Lạc, quận Bình Thủy. Cả lớp đồng ý hùn tiền với nhau để mua bánh mì, thịt nguội, nước uống đem theo.
Sáng ngày 1 tháng 11 năm 1974, anh đến Trường sớm, ngồi ở cổng trước, đường Phan Thanh Giản. Các bạn lần lượt đến và đi vào sân trong, riêng anh ngồi ở hành lang dãy đầu, một lúc sau anh thấy ba đưa em đến bằng chiếc xe honda nữ màu đỏ. Thấy em, anh kêu em lại ngồi gần nói chuyện chơi. Trong khi chờ các bạn, anh cũng đề nghị được chở em đi Bình Thủy bằng chiếc xe đạp mini anh mượn của em cô cậu của anh là Trần Văn Linh học cùng lớp.
Đến giờ lên đường, anh chở em đi với nhiều cái nhìn ganh tị của các bạn, dù hằng ngày trong lớp anh rất ít khi nói chuyện với em, vì anh có phần mặc cảm, phần rất nhiều bạn, có bạn ở các lớp khác thường chờ lúc ra chơi tìm cách lại gần trò chuyện với em. Ngày cắm trại, có ăn sáng bằng bánh mì, ăn khoai mì, khoai lang do các bạn nấu. Cuối ngày cắm trại, anh lại chở em về Trường, khi về thì mạnh ai nấy đi tản mác khắp nơi. Về đến Trường còn sớm vì chưa đến 6 giờ chiều và ba chưa đến đón em, nên anh với em còn ngồi ở hành lang dãy lầu sát đường Phan Thanh Giản tiếp tục chuyện trò, tâm sự.
Đến lúc ấy anh mới biết em có tất cả 4 chị em, em là chị gái lớn, kế tiếp còn có 3 em, 2 cô em gái và một em trai út. Gia đình em nổi tiếng giàu có ở đất Cần Thơ, ông cố là doanh nhân nổi tiếng có hãng xe đò, có nhà in, có xưởng nấu rượu, có cơ sở xuất bản báo chí, đặc biệt ông cố có gánh hát cải lương nổi tiếng hoạt động trong thời Pháp thuộc. Ông bà nội, cô dượng của em là những nghệ sĩ cải lương lừng danh ở miền Nam, từng hoạt động từ trong Nam ra Bắc, nhiều lần xuất ngoại đi hát ở nước ngoài. Ông nội còn là soạn giả nhiều tuồng cải lương và thoại kịch nổi tiếng. Ba mẹ em hiện nay vẫn hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy, nhưng không trực tiếp. Vì thế khi đề cập đến em, các bạn thường gọi em là "Người đẹp Tây Đô". Do đó anh mới biết tại sao có nhiều bạn muốn tiếp cận với em khi em vào học những ngày đầu tại Trường.
Mấy ngày sau anh viết cho em một bức thư nói rõ hoàn cảnh gia đình anh, và nêu ý kiến muốn làm bạn với em (không phải vì thấy gia đình em giàu, mà anh biết em rất cô đơn khi không có bạn trai hoặc gái. Ba mẹ em hạn chế việc tiếp xúc của em với bên ngoài, khi đi học hoặc khi ra về đều có Dì Hai là vú nuôi đưa đón, có công việc đi ra ngoài ba mẹ kêu tài xế lấy xe hơi đưa em đi...). Qua lời em kể, anh còn được biết em chơi đàn guitar và piano rất hay, em vẽ cũng giỏi. Sau này em đã vẽ chân dung anh bằng bút chì rất giống (Bản vẽ ấy hiện nay anh còn giữ: hình 1).
Mấy ngày sau khi nhận thư xong em cũng không nói gì đến bức thư. Vài ngày sau nữa, khi anh đi bộ cùng em từ trường về nhà, dọc đường anh có hỏi em về việc anh đề nghị trong thư, em nói đã đọc xong, riêng chuyện giàu nghèo em không quan tâm, không xem là quan trọng. Em nói: "Ba mẹ em giàu lắm! có nhiều tiền, ba mẹ em chỉ cần có người con rể có học thức, có đạo đức thì ba mẹ sẽ đồng ý, ba mẹ không chú ý đến chuyện nghèo giàu". Từ đó, anh hay đi bộ cùng em từ Trường Phan dọc theo đường Ngô Quyền, qua lộ Hòa Bình, đến Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học. Anh cũng không biết tại sao em không đi đường Ngô Quyền, Hòa Bình, Minh Mạng, Nguyễn Thái Học. Anh và em đi bên nhau dưới sự giám sát của vú em là Dì Hai.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, anh và em thi đậu Trung học Phổ thông (Tú tài cũ) và chuẩn bị thi vào Đại học. Năm 1976 hai đứa nộp đơn thi vào ngành Y của Đại học Y Dược Sài Gòn, em phải lên Sài Gòn ôn thi. Có lần anh lên Sài Gòn thăm em, hai đứa đi xe đạp của em từ nhà dì Tám đường Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu) qua cầu Sài Gòn đến hồ tắm Thiên Nga, dưới dốc cầu Sài Gòn để tắm, vì lúc ấy mình cũng chẳng biết đi đâu. Năm sau anh thi đậu vào ngành Nông Nghiệp của Đại học Cần Thơ, năm sau nữa em thi đậu vào ngành Pháp Văn cũng của Đại học Cần Thơ. Ba mẹ rất nghiêm khắc, ít khi cho em đi ra đường một mình, anh phải viết thư gởi chị Xuyến, chị Năm đưa cho em, khi thì em xin ba mẹ đi mua đá đậu Đoàn Thị Điểm buổi chiều tối, để gặp anh tại Công viên Tao Đàn, đối diện với Ty mục súc, đường Phan Đình Phùng khi anh cùng hai bạn Lê Thuần Phong, Nguyễn Văn Lưu ngồi uống cà phê vỉa hè để chờ em. Đây cũng là nơi em đến báo tin hai đứa thi đậu tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 1975.
Có lần em dẫn em gái em đến chơi nhà của bạn Nguyễn Thị Phương Liên ở đường Nguyễn Trãi, anh có rủ em bà con của anh tên La Thanh Khải, cũng là người học lớp 12B2 cùng lớp với bạn Nguyễn Hoàng Giáp, đi cùng để L. T. Khải làm quen với em gái của em. Có những ngày cuối tuần anh và Khải hẹn nhau đi dạo phố với hai chị em của em rất là vui và tràn đầy kỷ niệm của “tình đầu một thời áo trắng”, nhưng sau đó em gái của em chuyển lên Sài Gòn học, nên ít gặp lại Khải (hiện giờ LTK đang sinh sống ở Melbourne Úc-Châu).
Dù đất nước có nhiều biến động, em vẫn là người con gái con nhà "thế phiệt trâm anh", anh vẫn là người sinh viên nghèo. Mỗi tuần em đem tiền thu được gởi Ngân hàng nhà nước ở đường Phan Đình Phùng, trên dưới 30.000 đồng (Ba chục ngàn đồng). Năm ấy vàng không được cho phép mua bán nhưng thị trường chợ đen giá khoảng 1.500 đồng/lượng (Một ngàn năm trăm đồng/lượng), trong khi học bổng của anh lãnh hằng tháng là 18 đồng (Mười tám đồng). Em đã cho anh 50 đồng (Năm mươi đồng) để sơn sửa lại chiếc xe đòn dông của tía anh để chở em đi chơi và đi học. Hai cái vỏ ruột xe anh phải lên Sài Gòn mua mới có, khi đi thăm em, vậy mà đem về đến Trạm thuế Tân Hương, thuộc huyện Châu Thành - tỉnh Tiền Giang suýt bị tịch thu, anh phải năn nỉ hết lời và đưa thẻ sinh viên ra mới được tha.
Cả thành phố Cần Thơ đều biết anh và em bên nhau, lời đồn đến tai ba mẹ, mẹ kêu chị Năm, vào nhà anh, nhắn anh ra gặp mẹ, anh phải thu hết can đảm gặp mẹ vào một buổi tối. Mẹ hỏi thăm gia đình anh, việc học, sau đó mẹ nói hai đứa còn nhỏ, việc học hành là quan trọng, muốn gì thì đợi lúc tốt nghiệp đại học, người lớn sẽ tính cho. Anh đã hứa với mẹ là sẽ vâng lời mẹ dạy. Mặt mày vóc dáng em giống ba, nhưng tính tình của em giống mẹ rất đẹp, dịu dàng và hiền hậu. Em cũng giống ba mẹ với phong cách sang trọng, đài các, quí phái. Lần gặp đó anh còn nhớ mãi đến bây giờ. Tháng 3 năm 1979, cả lớp anh được thầy Tiến sĩ Phạm Văn Kim, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huỳnh đưa đi thực tập giáo trình 10 ngày tại Bằng Tăng (xã Thới Long), quận Ô Môn. Ngày 20 tháng 3 năm 1979, cả lớp về lại Cần Thơ.
Sau thời gian xa vắng, anh hết sức vui mừng gặp lại em, nhưng lần này cũng hết sức đau buồn khi em cho hay ba mẹ quyết định sẽ rời Cần Thơ trong thời gian tới. Những ngày sau, khi có dịp em xin ba mẹ đi mua đá đậu, nhưng hai đứa đi uống sinh tố tại đường Tự Đức (nay là Lý Tự Trọng), hai đứa chỉ biết nhìn nhau khóc. Đôi ta còn trẻ quá, công danh sự nghiệp chưa có thì làm sao ở bên nhau được, phải nghe lời cha mẹ và chỉ biết hẹn gặp lại khi gia đình em ổn định ở phương xa. Em bảo anh đọc cho em nghe 2 câu thơ cũ của người xưa:
“Lòng em như nước Trường Giang ấy,
Sớm tối theo chàng đến Phúc Châu”.
Ngày 5 tháng 8 năm 1979, em viết cho anh lá thư cuối rất dài, em đã khóc nhòe các dòng chữ, báo tin ngày 8 tháng 8 năm 1979 (nhằm ngày 16 tháng 6 năm Kỷ Mùi), cả gia đình em sẽ đi Rạch Giá. Sau này anh mới biết em xuống Rạch Giá, đi từ Tắc Ráng, Voi Dừa ra biển.
Thế là chấm dứt những tháng ngày thơ mộng của mối tình sinh viên, giữa một nàng tiểu thư đài các và một hàn sinh.
Trước khi đi em gửi lại anh: 1 cây đàn guitar, 1 cuốn album ghi lại hình ảnh thời thơ trẻ của em, và 1 thùng nhỏ đựng quần áo để làm kỷ niệm cùng tất cả thư từ, nhật ký trong 6 năm hai đứa viết cho nhau khi em ở Cần Thơ cũng như khi em ở Sài Gòn. Những kỷ vật ấy đến bây giờ anh vẫn giữ. (hình 2) Đúng như cụ Nguyễn Du có nói:
"Sầu đông càng lắc càng đầy".
Những tháng ngày trôi qua không làm anh quên em mà làm cho nỗi nhớ thêm da diết đến nỗi sụt cân gần chục ký và luận án tốt nghiệp năm 1980 anh định bỏ không làm, nhờ có các bạn trong lớp động viên (bạn Nguyễn Đức Sáng ở Rạch Giá tính toán giùm số liệu thống kê) và tía má anh la rầy anh mới tiếp tục thực hiện. Năm 1980, anh tốt nghiệp loại giỏi và được giữ lại làm giảng viên của khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ.
Lời hứa của anh đối với em, phải cố gắng học giỏi để không phụ lòng em và phụ lòng ba mẹ của em đã được thực hiện.
"Em là hoa mùa xuân khoe sắc
Những cánh vàng rực dưới nắng mai
Nhưng bỗng giữa thu không chờ đợi
Hoa đã nở rồi tự hồn ai
Sân trường năm ấy thật rộn ràng
Dập dìu bướm trắng lướt dọc ngang
Nam sinh tơ tưởng lòng xao xuyến
Hồn quyện theo những bước sen vàng.
Thuở ấy anh còn lắm ngu ngơ
Bảy tiên bên cạnh vẫn thờ ơ
Một lòng mê mãi lo việc học
Biết phận mình đâu dám ước mơ
Em đến bên anh thật bất ngờ
Trại hè Bình Thủy sớm tinh mơ
Anh là lớp trưởng anh đến sớm
Ba đưa em đến thật tình cờ
Anh chở em đi bằng xe đạp
Đường xa anh muốn - muốn xa hơn
Không xa hơn được, anh đạp chậm
Lớp trưởng mà anh đến trễ giờ
Cả lớp quây quần trường Bình Lạc
Bên anh em thấy lạ mọi điều
Chỉ củ khoai mì chưa lột vỏ
Ngập ngừng em hỏi củ gì hở anh?
Em là con gái trong lầu ngọc
Mỗi bước ra đường có vú đưa
Trời xui em đến trong lớp học
Ngồi cạnh bên nhau buổi sớm trưa
Rồi đến những ngày vào Đại học
Nước non hoàn cảnh quá đổi thay
Em như chim nhỏ về phương lạ
Để lại mình anh lặng tháng ngày
Anh vẫn ở đây em ở đâu
Chiều nay bảng lảng bóng mây sầu
Anh ra đứng phía hành lang cũ
Vẫn một mình anh em ở đâu!
Em ơi đời đã biển dâu
Một trăm năm nữa hay lâu hơn nào
Lòng anh nhớ mãi ngàn sau
Một người con gái tình đầu trong mơ".
(Tên em là tên một loài hoa trong câu thơ đầu.)
Trong gia đình anh, má anh là người quý mến em nhiều nhất, cũng là người gặp được em nhiều lần. Có lần em vào nhà thăm anh, gặp má, em ngồi xuống đất gần má, nói chuyện với má. Em cũng phụ giúp má anh thêm dầu lửa trắng vào cây đèn dầu thủy tinh, gắn lại ống khói, vì lúc ấy ở Cần Thơ thường xuyên bị cúp điện ban đêm. Tiện tay em vuốt ve nựng nịu con mèo con màu vàng, mà má anh mới xin nuôi, để bắt chuột trong nhà. Má anh thường nói em là con nhà quyền quý mà có cách cư xử rất bình dân.
Anh luôn nhớ lại và ân hận vì có lần anh hành động nóng nảy làm em hết sức buồn, anh không nhớ kỹ điều gì xảy ra khiến anh nóng giận, mà anh lại xé bài giảng môn "Khí tượng thủy văn nông nghiệp" được in bằng phương pháp ronéo. Em lẳng lặng lấy xấp giấy bị xé đem về. Vài hôm sau em đem trả lại cho anh, sau khi được em dán lại bằng băng keo trong, băng keo trong thời ấy cũng không phải dễ kiếm. Anh hối hận và xin lỗi em, em chỉ nói với giọng rất buồn "Anh đừng xé bài học nữa dù có tức giận đến mấy". Em thật dịu dàng, bao dung biết bao. Vì thương yêu em, nên anh yêu luôn bộ môn nghệ thuật mà gia tộc em theo đuổi và thành danh, qua nhiều thế hệ. Sau năm 1979, xuất hiện tuồng cải lương "Bên cầu dệt lụa" của soạn giả Thế Châu, với 2 nhân vật chính là Trần Minh và Quỳnh Nga. Nội dung vở tuồng đã phần nào nói lên được thân phận và tình cảm của anh, cũng như mối quan hệ của anh và em trong thời gian 2 đứa yêu mến nhau.
Có những đêm không ngủ được, đi lang thang trên đường, có lúc đứng trên cầu Tham Tướng, nhớ những lần em vội vã đi xe lôi vào nhà anh, dù em chỉ lưu lại trong giây lát, đôi khi hai đứa đứng trên cầu nói chuyện buổi chiều tối:
"Hôm nay anh đứng trên cầu
Nhìn dòng nước chảy, cúi đầu nhớ em
Đêm ngày giăng lưới kiếm tìm
Quạnh hiu hiu quạnh cánh chim mịt mờ”
Nhiều năm sau, anh không bao giờ dám đi qua ngôi nhà cũ của em, chiếc xe đòn dông ngày xưa anh chở em đi học, đi chơi anh cất không dám sử dụng, đến nay anh vẫn còn giữ chiếc xe này. Cho đến mùa xuân năm Giáp Ngọ (2014) anh vẫn còn như ngày xưa, vẫn nhớ về một thời trai trẻ có hai người tha thiết mến yêu nhau:
"Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong (*)
Anh ở Cần Thơ với gió đông
Làm sao thấy lại má em hồng
Ba mươi năm lẽ, bao xa cách
Hơn nửa đời người vẫn nhớ mong
Cổ tích ngày xưa mãi hiện về
Cùng người khuê nữ sớm hẹn thề
Trường tan hai đứa cùng sánh bước
Qua lộ Hòa Bình những tưởng mê
Thuở ấy anh là kẻ hàn sinh
Chỉ mơ dám mộng chuyện ân tình
Em người đài các cao sang quá
Yêu sáu năm trời chằng dám tin
Nhớ thuở thi Y ở Sài Gòn
Cầu mong kết quả được vẹn toàn
Như dưới trường Phan ngày tháng cũ
Bên mái trường Y dạ sắt son
Làm sao biết được ý mẹ cha
Dự tính ngày sau phải đi xa
Đại học Cần Thơ mình chung bước
Bảy chín chia lìa - em đến Australia
Vì hiếu đôi mình phải cách chia
Nhưng lòng mãi mãi chẳng xa lìa
Em ơi người cũ luôn mong nhớ
Muốn gặp lại em - dù trong mơ".
Một nam sinh dám làm thơ tặng cô giáo của mình dù mới học lớp 11.Một học sinh nghèo được một nữ sinh đài các, danh gia vọng tộc để mắt đến, điều này khó có thể xảy ra được, nên dùng chữ ngày xưa để nhắc lại rằng, đây là chuyện cổ tích chứ không phải đời thường.Vì là chuyện cổ tích, nên ngày nay không còn manh mối, chỉ còn trong tâm thức như truyện “Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai”.
(*)Thơ Thôi Hộ đời nhà Đường (618 - 907)
Cần Thơ đầu Xuân Giáp Ngọ 2014
Nguyễn Văn Quyền (PTG 68-75)
Wednesday, June 13, 2012
Quà vặt hàng rong
* Vân Giang
Lời tác giả: Thân
tặng bạn bè tôi, những người đã sống cùng thời với tôi trên
mảnh đất thân yêu ấy, dù còn ở lại hay đã đi xa. Những người bạn mới
quen và cả những người chưa từng quen biết. Ðể nhớ về những món quà
tuyệt diệu của tuổi thơ mà bây giờ chỉ còn lưu lại trong chúng ta hương
vị ngọt ngào của một thời đã xa mãi mãi.
Tôi là một người có “tâm hồn ăn
uống.” Cái thân hình đều đặn ba vòng bằng nhau bây giờ là kết quả (hay
hậu quả?!) của mấy chục năm miệt mài thưởng thức một cách hết sức nhiệt
tình những món ngon và chưa ngon của hầu hết những quán hàng tiệm ăn to
nhỏ lớn bé trong lòng thành phố!
![]() |
Hàng cà rem cây.
|
Ăn trong nhà hàng máy lạnh có nhạc nhè nhẹ êm dịu mọi người nói năng
nhỏ nhẹ lịch sự hay ăn trong một quán nướng ồn ào tiếng cụng ly côm cốp
cười nói rân trời của mấy ông bợm nhậu, hay ăn nhỏ nhẻ mát mẻ trong một
sân vườn cạnh bờ sông bốn bề gió lộng nước lách tách vỗ sóng bên sàn gỗ
dưới chân...
Tôi đã ăn cùng với bạn bè, người thân, người yêu và cả với người ghét
(thí dụ như phải đi ăn đám cưới của công an khu vực chẳng hạn!) những
món ăn đã có từ thời xưa hay những món vừa được sáng chế ra lúc mới đây,
những món có tên gọi bình dân hay những món nghe nghĩ mãi chẳng biết là
món gì bởi cái tên gọi vừa cầu kỳ vừa bí hiểm! Có món tôi thích, có món
không. Nhưng chưa bao giờ có một món ăn nào làm cho tôi chợt ngẩn người
vì một nỗi nhớ nhung lạ lùng, đến dường như khắc khoải, như trong một
lần gần đây khi đi qua một ngôi trường tiểu học nhỏ nằm cạnh một đường
ray xe lửa, trong khi đứng chờ bên cạnh thanh chắn ngang đường ray, giữa
tiếng bánh sắt nghiến rầm rập, hình ảnh hai em bé học sinh cùng uống
chung một chiếc ly nhựa nhỏ nước xi rô bất giác làm tôi nhớ đến món quà
của tuổi nhỏ ngày xưa, bây giờ không còn thấy bán nữa: cục đá nhận! Và
tôi nhớ đến bàng hoàng tha thiết những món quà hồi tôi còn nhỏ, những
món quà của một thời!
Ồ, nói ra thì thấy lạ lùng, chứ hồi nhỏ quả không mấy ai là không mê
cái vị ngọt lạnh dễ chịu của cục đá nhận mà cách làm vừa đơn giản vừa...
mất vệ sinh của xe nước giải khát bán ở cổng trường! Có lẽ khi ấy kem
cây chưa có nhiều, lại mắc không phù hợp với túi tiền ít ỏi của lũ học
trò nhỏ chúng tôi, nên cục đá nhận vừa lạnh vừa ngọt, có màu sắc rực rỡ
lại rẻ tiền được hoan nghênh số một!
Người bán hàng dùng một cái bàn bào nước đá bằng gỗ bốn chân có một
lưỡi dao bào bằng thép trên mặt đặt cục nước đá lên, bào ra những vụn đá
tơi xốp trắng toát đầy cái đĩa nhôm nhỏ hứng ở dưới, nhanh nhẹn dùng
một cái ly nhựa nhỏ hốt đầy đá bào vào ấn chặt như cách ta làm bánh bằng
khuôn, gõ nhẹ cho cục đá bào đã được nén chặt trong ly rớt ra, vớ lấy
chai xi rô màu xanh, đỏ hay vàng theo yêu cầu (xanh lá cây là mùi Bạc
Hà, vàng là Chanh, đỏ là Cam hay Lựu) trên nắp chai xi rô bằng nhựa đã
đục sẵn một lỗ nhỏ, xịt mấy cái trên cục đá nhận cho nước xi rô thấm
vào, vừa xịt vừa khéo léo xoay tròn cục đá cho màu loang đều, có khi còn
rưới thêm một chút nước chanh muối lên trên nếu được nằn nì xin thêm.
Ðứa học trò trả tiền chộp ngay lấy cục đá nhận ngửa cổ mút lấy mút để vị
ngọt lạnh trong lúc đứa bạn không có tiền kiên nhẫn chờ kế bên đợi khi
cục đá nhạt màu vì đã gần hết xi rô thì được mút ké một chút, cứ thế hai
đứa nhỏ vừa đi vừa kề đầu chụm vai chia nhau một cục nước đá nhận đã
hết cả vị ngọt lẫn mùi thơm, chỉ còn trơ cái lạnh và nhạt trên đầu lưỡi
bị nhuộm màu!
Ở cổng trường tiểu học của tôi hồi đó có nhiều hàng quà rong lắm. Mặc
dù đã có lời dạy không nên ăn quà vặt nhưng hầu hết học sinh đều vi
phạm bởi sức hấp dẫn của những món quà này. Mà ngày xưa thì quà bánh
cũng chẳng lấy gì làm phong phú đẹp đẽ như ngày nay, chỉ những món đơn
giản rẻ tiền mà sao nhớ nhung đến thế, hay vì trong những món quà thời
ấy còn chất chứa cả một thời trẻ dại hồn nhiên chưa biết nghĩ suy gì?!
Trẻ con ngày nay đi học hầu hết đều được cha mẹ đưa đón bằng xe riêng,
ít thấy em nào đi một mình, hàng quà lại bị cấm bày bán trước cổng nên
chẳng còn cảnh lê la ăn quà trước khi vào lớp như chúng tôi ngày xưa.
Hồi tôi nhỏ, đi học toàn là tự đi bộ một mình, mấy đồng bạc cắc đút túi
cứ như muốn nhảy ra khỏi tay trước những mẹt quà bày sát lối vào trường,
thôi thì đủ món đủ thức tùy theo mùa theo vụ:
Ðây là hàng bánh tráng kẹo có bà bán hàng mặc áo nâu nhanh nhẹn trở
bánh trên bếp than nhỏ trong một cái nồi bầu miệng loe bằng đất nung,
vừa thoăn thoắt bẻ bánh mới nướng xong còn đang nóng hổi, kéo những
đường mạch nha dẻo quẹo trên mặt bánh rắc lên nhúm dừa nạo trắng muốt
rồi gập đôi miếng bánh lại, món quà này tương đối mắc tiền, chỉ khi nào
có tiền nhiều một chút tôi mới ăn.
Ðây là mẹt hàng của một chị còn trẻ tuổi tóc búi gọn phía sau gáy, bán đủ thứ bánh kẹo xanh đỏ rất ưa nhìn:
Những cái bánh bằng bột gạo nướng với đường nhỏ xíu tròn tròn như
những cái móc dùng để treo màn cửa màu vàng cam được xâu từng chùm vào
một sợi dây lác để đeo vào cổ như một sợi dây chuyền, những xấp me ngào
bột màu nâu đỏ nhỏ cỡ đồng xu ăn với muối ớt chua chua ngọt ngọt, những
viên cốm nếp ngào đường tròn cỡ nắm tay thơm thơm mùi gừng, những cục
kẹo ú đẫm bột hình khối tam giác màu vàng nhạt, những cục kẹo sữa màu
trắng đục cắn vào có vị bùi béo của đậu phụng rang giã nhuyễn gói bằng
giấy màu trắng có chữ màu xanh, những viên kẹo màu xanh màu vàng màu đỏ
bọc giấy bóng kiếng trong thơm mùi trái cây, những bịch mứt dừa nhuộm đủ
màu, những bịch bánh tráng tròn nhỏ màu vàng đỏ mặn mà...
Còn ai nhớ vị ngọt chát của những trái Trâm to bằng đầu ngón tay cái
màu tím thẫm ăn vào nhuộm tím cả lưỡi cả miệng? Những trái Nhãn Lồng mọc
hoang nhỏ cỡ đầu ngón tay út vỏ màu trắng ngà với chút xíu cơm mỏng
dính ngòn ngọt. Những trái Sung chín đỏ nhìn ngon mắt nhưng nhạt phèo và
ruột đôi khi có đầy kiến gió. Những trái Chùm Ruột chua ghê răng ăn với
muối ớt. Những trái Bình Bát trông giống như trái Mãng Cầu Xiêm nhưng
lổn nhổn hạt chua chua... Loại trái cây mọc hoang dại trong lùm, trong
bụi nơi vùng ngoại ô thành phố được bày bán trong những mẹt hàng nho nhỏ
bên cổng trường thuở ấy đã gợi thèm thuồng biết bao đứa học trò nhỏ mỗi
lúc ghé nhìn.
Và đây nữa, những trái Cóc xanh gọt vỏ rồi tách thành một bông hoa
nhiều cánh ngâm trong nước Cam Thảo vàng, những lát xoài sống ăn với mắm
ruốc tím có điểm những khoanh ớt đỏ thắm, chùm trái Trường trông giống
như những trái Vải tí hon vỏ màu đỏ nâu, những chùm trái Sai vỏ đen
nhung với lớp ruột màu vàng cam có cái hạt dẹp dẹp nho nhỏ trông giống
như... một con ve chó lớn! Và Thơm xẻ miếng, và Ðu Ðủ, Mận, Mít bày
trong một cái tủ nhỏ bằng kính có đặt cục đá ướp lạnh.
Tôi không biết ăn Ô Môi. Thứ trái cây dài ngoằng và cứng ngắc ấy
không ngờ là hậu thân của những bông hoa đỏ thắm xinh đẹp vẫn mọc dọc bờ
sông nhiều nhà ở miền tây Lục Tỉnh. Trái Ô Môi hơi giống trái Phượng
nhưng to hơn, cũng có vỏ màu nâu đen. Khi ăn phải hái phơi kỹ trên nóc
nhà cho khô, dùng dao chặt thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vỏ trái cho
lộ ra lớp hạt xếp đều đặn dính liền nhau bởi một lớp cơm màu nâu đen
như nước màu kho cá, và cái mùi thum thủm của nó thì thật khó tả! Tôi
chịu! Chỉ nghe đã muốn bịt mũi chạy xa, vậy mà bọn bạn tôi cứ mua từng
khúc gặm ngon lành, còn cẩn thận mút cho bằng hết những chiếc hạt ấy,
nghe kể rằng ngọt nhưng hơi chát ăn mãi không chán!
Tôi rất thích đến bên thùng xe làm bắng sắt tròn của ông hàng Kẹo
Bông Gòn. Ở giữa tâm vòng tròn có một cái lõi nhỏ, mỗi khi ông bán Kẹo
cho vào đó ít đường cát trắng, vừa đạp cái bàn đạp cho vòng thùng tròn
quay thì lớp đường kéo tơ hiện ra càng lúc càng nhiều, đưa đôi đũa quơ
quanh một vòng thành một lớp bông gòn xốp mịn nhìn thật đẹp mắt, cho vào
miệng lớp bông ấy tan nhanh để lại vị ngọt ram ráp trên đầu lưỡi như
một chút tiếc nuối. Hàng kẹo kéo thì lúc nào cũng có quay số, số bao
nhiêu thì được trúng bấy nhiêu kẹo, nhưng hễ số kẹo càng nhiều thì ông
hàng kẹo kéo lại kéo nhỏ cây kẹo thêm một chút, rốt cuộc nếu gộp tất cả
số kẹo trúng thưởng vào chung thì có lẽ vừa bằng một cây kẹo mua bằng
tiền không quay số mà thôi!
Ngày xưa chúng tôi gọi là hàng “Cà Rem.” Người bán Kem có hai bình
thủy để cân đối hai bên “boọc ba ga” một bên đựng kem các mùi như Va ni,
Sầu Riêng, Dừa... một bên đựng kem đá với các màu xanh đỏ vàng tượng
trưng cho Cam,Chanh và Bạc Hà. Mỗi khi bán, tùy theo giá tiền người bán
sẽ dùng dao cắt cục kem lớn nhỏ khác nhau, dùng một que nhỏ ghim vào
miếng kem mà đưa. Một loại kem khác, thứ này mắc tiền hơn, mà người ta
thường bán trong tiệm nhưng cũng có những xe đẩy bán trước cổng trường,
là loại kem múc bằng muỗng tròn để lên trên những cái bánh bột mỏng hình
loe dài như một đài hoa xinh xắn có đủ các màu vàng xanh trắng, rưới
lên trên khi thì một ít đậu phụng rang giã nhuyễn với một chút sữa đặc
có đường, khi thì một chút xi rô xanh xanh đỏ đỏ. Trẻ con không thích ăn
kem ly, phải đứng tại chỗ mà ăn, mất thì giờ; vừa đi vừa ăn ngon mà
nhanh hơn. Hôm nào có tiền kha khá một chút thì mua hẳn một cái bánh mì
ngọt kẹp mấy cục kem có rưới sữa và rắc đậu vào thì quả là ngon hết chỗ
chê!
Buổi sáng đến trường sớm mà chưa ăn sáng ở nhà, đã có hàng xôi của bà
hàng với hơi nóng nghi ngút bốc lên kèm theo mùi thơm hấp dẫn! Bà hàng
lấy một miếng lá chuối cỡ hai bàn tay xòe, đặt lên trên đó một miếng
bánh tráng phồng cỡ bàn tay, thường có hai loại xôi là xôi đậu xanh và
Xôi Nếp than, ai muốn ăn gì thì bà sẽ xới xôi ấy lên trên miếng bánh
phồng, trét một lớp nhưn đậu xanh nấu chín tán mịn lên, rưới một muỗng
mỡ hành có lẫn mấy miếng tóp mỡ béo ngậy, rắc một lớp đường cát trắng và
sau cùng là chan lên một muỗng nước cốt dừa. Xôi được gói chặt lại sao
cho miếng bánh phồng bọc kín hết như một lớp vỏ bánh, cắn vào vừa bùi
vừa béo, thơm ngon làm sao! Cạnh đó lại có bà cụ người Bắc mặc áo vải
trắng đầu vấn khăn nhung bày một thúng bán xôi Lúa hay còn gọi là Xôi
bắp, cụ có hàm răng đen nhánh với miệng cười hiền từ, thoăn thoắt xé lá
gói những gói Xôi bắp với những hạt Bắp màu trắng đục hầm mềm và những
hạt nếp dẻo thơm phức, cũng là đậu xanh nấu chín nhưng đậu của xôi Bắp
thì giã tơi thành một lớp bột khô rắc lên trên, chan vào một muỗng nhỏ
hành tím bào mỏng phi vàng rồi sau cùng là một muỗng muối đường.
Ít tiền hơn đã có hàng khoai luộc. Cũng tỏa khói nghi ngút nhưng giản
dị hơn, chỉ một nồi hay rá nhỏ đặt trên bếp lửa, này là khoai lang Bí
vỏ nâu đỏ ruột vàng, khoai lang Dương Ngọc vỏ hồng tím ruột tím nhạt, cả
khoai lang trắng ruột trắng như bột, khoai Ðà Lạt thì củ nhỏ mà ốm
nhưng mật tươm cả ra ngoài vỏ, lâu lâu mới thấy bán. Khoai Mì (Sắn) thì
cắt thành từng khúc xếp ngay ngắn bên cạnh những củ khoai Mì Tinh (có
người còn gọi là khoai Bình Tinh) và củ Chuối (Dong Riềng) và những củ
Từ vỏ vàng nhạt hay những củ khoai Môn tròn trĩnh.
Cũng là khoai mì, nhưng khoai mì quết dừa làm bằng những củ khoai bột
tán nhuyễn, trộn thêm xác dừa khô nạo và đường cát trắng, thêm chút
muối đậu, gói trong lá chuối, có thể dùng lá cây Dứa dại cắt ngắn từng
khúc thay cho muỗng xúc ăn, hay nắm lại thành nắm như nắm xôi mà ăn; vừa
ngọt, vừa bùi. Lại thơm và béo của dừa khô trộn lẫn, ngon không biết tả
sao cho vừa!
Khoai mì mài ra lấy bột đem lọc kỹ, để ráo sẽ cắt thành sợi dài mà
dẹp, hấp chín rồi cũng trộn chung với dừa khô nạo nhuyễn là sẽ thành món
bánh tằm khoai mì trộn dừa, muốn có màu sắc hồi đó người bán không dùng
màu hóa chất mà lấy màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu đỏ của
trái gấc chín, nên những sợi bánh tằm ăn vào mỗi màu có một mùi thơm
riêng biệt, vì vậy ăn ít ngán hơn.
Hồi đó trước cổng trường tôi có một bà già người Tàu mà mọi người
thường gọi là Thím Xẩm bán bánh ướt rất ngon. Bánh ướt của người Tàu
khác bánh ướt của người Việt ở chỗ bánh họ tráng dầy hơn, lại thoa lên
trên một lớp mỡ có hành lá xắt nhỏ rồi cuộn lại thành từng cuộn dẹp, ăn
với nước mắm pha loãng và giá trụng. Bà Tàu già ấy quanh năm chỉ thấy
mặc một chiếc áo vải màu đen bạc phếch, một chiếc quần ngắn trên mắt cá
bó ống và một đôi giày vải đen có thêu đã cũ mèm. Tóc bà cắt ngắn tới
ngang cổ, cài một chiếc lược sừng đã bóng lộn vì thời gian. Mặc cho lũ
chúng tôi tíu tít hối thúc bà già vẫn chậm chạp cắt bánh, lấy rau, rót
nước mắm, rửa đĩa, thu tiền, những động tác chậm chạp của tuổi già và
đôi mắt một mí hum húp như thuộc về một nơi chốn khác, không phải là cái
nơi ồn ào nhộn nhịp của một cổng trường đang giờ sắp mở cửa.
Cái bánh tôm ăn chung với bánh ướt của bà Tàu già cũng ngon lạ lùng.
Khá giống với bánh Cóng của Sóc trăng, nhưng không có tôm, cũng không có
giá, tuy gọi là bánh tôm nhưng chỉ có đậu xanh hột được hấp chín và bột
gạo, chiên vàng thành những cái bánh tròn xốp, ăn không biết chán.
Cùng một thứ ăn với nước mắm như bánh ướt là huyết heo hấp. Những
miếng huyết heo vuông vức cỡ lòng bàn tay màu đỏ nâu được hấp chín rải
lên trên từng lớp mỡ hành xếp đầy trong chiếc nồi được ủ nóng bằng mấy
lớp bao bố dầy cộm. Người bán dùng dao cắt miếng huyết heo thành từng
lát, cho thêm mỡ hành, giá trụng và một nhúm rau thơm cắt nhỏ, chan nước
mắm lên, thế là xong! Nhưng món quà này ăn mau ngán, nên người bán
hàng, một ông già mặc áo quần màu nâu, đầu đội mũ cối nhựa trắng, chở
chiếc nồi trên yên sau chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ, lâu lâu mới ghé qua
cổng trường, dựng chiếc xe đạp vào một góc tường quen thuộc, vừa phì phà
điếu thuốc vấn vừa chờ đợi đám khách hàng nhỏ tuổi.
Thịt bò khô phải có gan cháy chỗ nước mía Viễn Ðông ăn mới sướng... rên mé đìu hiu!
Cũng bán hàng trên xe đạp và cùng là đàn ông bán hàng là món gỏi khô
bò. Trong chiếc thùng một mặt có kính đựng đầy ắp những sợi đu đủ xanh
bào mỏng, khô bò màu đen sánh cất trong một ngăn tủ nhỏ, chai giấm
trắng, chai nước tương đen, chai nước ớt màu đỏ xếp cạnh chồng đĩa nhôm
nhỏ, nắm đũa nhôm chiếc cong chiếc thẳng cắm trong một ống đựng treo
lủng lẳng, ông hàng gỏi có một chiếc kéo sắt đen và to vừa dùng để cắt
khô bò, vừa dùng nhắp thành những tiếng đều đều báo hiệu thay cho tiếng
rao mời.
Cái đĩa nhôm trầy trụa và trẹt lét của ông hàng gỏi chỉ được tráng
qua nước rồi lau vội bằng một cái khăn màu cháo lòng sau khi có khách ăn
xong, lại được bốc đầy có ngọn nắm đu đủ bào, vài sợi khô bò nhỏ xíu cỡ
đầu que diêm đặt khéo léo lên trên, một chút rau thơm thái sợi và một
nhúm đậu phọng rang vàng giã dập, chan đẫm nước giấm và nước tương, thêm
chút ớt đỏ cay cay, chúng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa xin thêm giấm, thêm
nước tương, ăn hết đu đủ húp cạn hết cả nước giấm mà vẫn còn thấy thòm
thèm!
Bánh mì tương cũng là món quà được bọn học trò chúng tôi chiếu cố tận
tình vì rẻ mà lại ngon; chỉ có một khúc bánh mì không xẻ ra, rưới một
muỗng tương đen, một muỗng tương đỏ, thứ tương người ta vẫn dùng để ăn
phở nhưng có lẽ người bán đã cho thêm ít đường cho dịu bớt, và thêm ít
bột cho sánh lại, gắp vào một ít đồ chua làm bằng củ cải trắng và cà rốt
cắt sợi ngâm giấm đường là có một món vừa ngon vừa no bụng. Nếu có tiền
thì ăn bánh mì bì, bì làm bằng da heo cắt sợi nhuyễn, thêm chút thịt
đùi heo chiên cắt nhỏ như que tăm, trộn một chút thính gạo rang vàng cho
thơm, bánh mì bì ăn với hành lá xắt nhỏ phi chín chung với tóp mỡ, chan
nước mắm chua ngọt, ngon hơn bánh mì tương một bậc, và cũng mắc tiền
hơn!
Bắp thì có hai thứ, bắp luộc đựng trong thúng ủ tấm bàng tròn, hơi
nóng bốc lên cùng với mùi lá dứa thơm phức, những trái bắp vỏ ướt nước
nóng hổi cầm bỏng cả tay, xé lớp vỏ như những lần lụa mỏng mềm mại phía
trong cùng là lớp hạt vàng rực đều đặn hiện ra trông thật bắt mắt, hạt
bắp luộc dẻo và ngọt, nếu ăn bắp non thì cái cùi bắp mềm mà ngọt không
thua gì mía hấp. Bắp nướng thì phải ngồi đợi một bên cái bếp than làm
như một cái máng chữ nhật nhỏ của bà hàng, chờ lớp vỏ ngoài cháy đen một
phần, bà mới bóc hết làn vỏ bắp ra để những hạt bắp được nướng chín
trên lửa từ từ trở sang màu vàng ruộm, rồi vàng cháy, mùi bắp nướng thơm
lừng tỏa ra trong không khí, xé một miếng vỏ bắp bọc lấy cái cuống trái
bắp nướng dốc ngược đầu xuống một chén mỡ hành đặt cạnh bếp, dùng một
đoạn sống lá chuối chẻ dập đầu thoa đều mỡ hành lên khắp trái bắp, mùi
thơm của bắp và mỡ hành làm chúng tôi nuốt nước miếng thèm thuồng, cầm
vội vàng trái bắp nóng hôi hổi trên những ngón tay lóng ngóng và gặm hối
hả, vị mặn mà của mỡ hành có lẫn vài miếng tóp mỡ giòn giòn, hạt bắp
vừa cứng vừa dẻo, nhồm nhoàm một cái đã thấy chỉ còn trơ lại cái cùi khô
khốc vô duyên!
Bây giờ ít thấy bán đậu đỏ bánh lọt, thứ quà ngon mà mắc tiền hơn đá
nhận xi rô, vẫn bán trước cổng trường trên những chiếc xe đẩy bằng nhôm
sáng loáng thuở nào. Trong những chiếc thẩu tròn xếp thành dãy người ta
đựng nào là đậu xanh hấp chín màu vàng đậm đà, nào là đậu đen chín bở,
đậu đỏ đều hạt, đậu Mỹ màu trắng hạt to như đầu ngón tay cái,và một cái
thẩu đầy những sợi bánh lọt màu trắng trong và dai ngập trong nước đừa
đục màu sữa, lại có cả hạt É lấm tấm như những chùm trứng Ếch tí hon có
lẫn những tảng nhỏ Lười Ươi nâu như màu mận chín, nước đường thắng kẹo
đựng trong hũ thủy tinh trong được múc bằng một cái muỗng đặc biệt làm
bằng nửa quả Mù U khô cắm trong một cây đũa tre dài.
Ðã lâu lắm tôi không còn thấy ai bán Bông Cỏ với Hột Lựu. Hình như
món ăn này, cũng như món mía hấp, mía ghim đã lặng lẽ biến mất tự lúc
nào chẳng ai hay biết. Mía hấp thì thường là một người đàn ông trung
niên đẩy xe ba bánh rao bán trên đường phố vào khoảng tối khuya, tiếng
rao “Mía hấp” kéo dài hơi ngân nga và ánh sáng chập chờn của một ngọn
đèn dầu nhỏ thắp trong chiếc lồng đèn vuông thường gợi nhớ vào những tối
trời tạnh mưa, không khí ẩm và lạnh mà mùi thơm ngọt ngào của những cây
mía nóng hổi khi mở nắp chiếc vung to lớn của ông hàng mía lan tỏa
trong không gian thật là dễ chịu. Ông hàng Mía hấp có một cái bào to với
một bên thân bào là dao bén ngót. Những khúc mía màu nâu tím hay vàng
mơ được hấp chín trong một loại nước có vị thuốc Bắc xếp đầy trong một
cái thùng sắt to đặt trên bếp than cháy âm ỉ để giữ cho nước trong nồi
lúc nào cũng nóng già, khi có người mua ông dùng bào róc sạch vỏ rồi
nhanh nhẹn trở lưỡi dao tiện thành từng khẩu mía ngắn và đều nhưng không
tiện đứt hẳn mà vẫn còn dính vào nhau, mía hấp ăn thơm và mềm, người
già răng yếu cũng có thể ăn được. Mía ghim thì chỉ là mía thường, róc
vỏ, bỏ mắt và tiện ra thành những lóng ngắn nhỏ cỡ một đốt ngón tay,
ghim vào trong một đoạn tre ngắn được chẻ ra nhiều thanh nhỏ ở một đầu
thành ra một bông hoa ngộ nghĩnh xòe tròn người ta thường bán trước cửa
rạp hát hay rạp xi nê hồi đó. Mía bây giờ người ta đựng trong bịch
nylon, tuy cũng tiện tròn nhưng nhìn tẻ nhạt chứ không xinh xắn hấp dẫn
như mía ghim thuở đó!
Bông Cỏ thì đặc biệt hơn, trông giống như Sương Sa nhưng hơi mềm
mình, và lại thơm ngon hơn nhiều. Có lẽ tuổi nhỏ với khẩu vị đơn giản và
đồng tiền có hạn nên món nào hồi xưa mình ăn đều thấy ngon lạ ngon
lùng, hay bởi vì những món ăn thời ấy còn chất chứa cả một khung trời ký
ức êm đềm dịu ngọt nữa mà bây giờ cho dẫu có ăn bất cứ món gì mình cũng
thấy không thể sánh bằng? nhưng món Bông Cỏ thì quả là hơn đứt Sương Sa
hay Thạch của người Bắc, Ðông Sương của người Trung. Bông Cỏ hình như
là xuất xứ từ bên Tàu, cách làm cũng khá lạ, phải ngâm nước một đêm cho
nở rồi mới cho vào trong một cái bao vải dày (gọi là bao bồng bột) cùng
với một vài (bao nhiêu?) trái chuối Xiêm chín, nhồi lấy nước sền sệt pha
chung với nước lã sao cho vừa đủ lượng nước cần dùng, cho vào thau để
yên trong mấy giờ sẽ đông lại như Sương Sa nhưng mềm và dẻo hơn, dùng
cái muỗng như cái vá xới cơm nhưng dẹp và mỏng hơn vát nhẹ thành từng
miếng mỏng cho vào ly, ăn với bột mì tinh cắt nhỏ vuông vức pha màu hồng
đỏ luộc vừa chín còn cái ngòi bột trăng trắng nhỏ xíu trông giống như
những hột Lựu tươi vừa tách ra khỏi trái chín cây (vậy nên mới được gọi
tên là Bông Cỏ Hột Lựu), chan nước đường thắng kẹo và nước cốt dừa béo
ngậy, thêm vào chút dầu chuối đựng trong cái ve nhỏ xíu mà thơm lừng.
Ðôi khi người ta còn bán chung với Sương Sáo và Sương Sâm, một thứ màu
đen có mùi hôi nhẹ của thuốc Bắc, một thứ màu xanh biếc của lá cây với
những đám bọt nhỏ phía trên mặt, ăn cùng với đường cát trắng lạo xạo
trong miệng và những vụn đá bào mát lạnh.
Lớn thêm một chút, vào Trung Học,tôi nhớ tới những xe bán Bò Bía
trước cổng trường,người bán thoăn thoắt gói những cuốn nhỏ bánh tráng có
ít củ sắn và cà rốt thái sợi xào chín giữ nóng trong một cái thau nhỏ
đặt trên bếp lửa, cho thêm vài lát Lạp Xưởng mỏng tanh, một ít tép ruốc
chấy vàng nhuộm đỏ, có khi một ít trứng chiên vàng cắt sợi, một lá Xà
lách, vài ngọn rau thơm, ăn với tương ngọt và tương ớt có ít đồ chua,
một ít hành phi giòn và một ít đậu phọng rang giã dối. Cuốn Bò Bía ngọt
thì chỉ là một cuốn bánh bột mỏng gói cây kẹo giòn và ít dừa nạo sợi,
rắc ít mè rang vàng, chỉ tiện ở chỗ có thể cất vào trong cặp dành ăn
trong giờ ra chơi, còn thì chẳng có gì đặc biệt!
Xi rô kem khác với kem ly, vì có cả đá bào và nước xi rô trộn chung
với mấy muỗng kem thành một thứ vừa dùng để múc ăn vừa có thể uống như
nước được, có thấy bọn học trò xúm quanh hối thúc bà hàng thì mới thấy
món quà này được ưa chuộng ra sao. Ya ua cũng có thể ăn theo cách này,
chung với đường và đá gọi là ya ua đá. Sinh tố bịch thì làm bằng các
loại trái cây cho vào máy xay nhuyễn, thêm đường thêm nước thành một
loại thức uống ngon lành cho vào bịch ny lon nhỏ cột chặt bỏ tủ đá cho
đông cứng lại, bọn con gái chúng tôi vẫn thường mút một đầu bao mút như
mút đá nhận mặc cho bọn con trai tròn mắt thèm thuồng mà giả vờ trêu
chọc.
Những quả ổi luộc ngâm trong nước cam thảo màu vàng luôn là món hấp
dẫn tôi hơn cả Me và Cà Na ngâm. Xẻ đôi trái Ổi ra, màu ruột vẫn trắng
ngà và giòn tan, nhưng lớp vỏ ngoài lại hơi mềm và ngọt mùi cam thảo,
trét lên một lớp muối ớt cay cay thì thật là tuyệt! Me thì giòn và đã
được lấy sạch hột, Cà Na hơi chát mà chua chua, trời ơi còn Xoài sống
thì cắn miếng nào biết miếng đó, Chùm ruột chỉ nhìn thôi đã ứa nước
miếng vì thèm, Cóc chín trái vàng lườm và thơm nức mũi. Những món trái
cây ngâm ấy được gói trong mấy tấm lá chuối xanh rờn, một góc là nhúm
muối ớt đỏ tươi ngon lành, buổi trưa trời nắng đổ lửa hay buổi sáng rét
nhẹ chúng tôi đều chiếu cố tận tình như nhau! Vậy mà chẳng thấy đứa nào
đau bụng đau bão gì, ấy thế mới lạ!
Còn hàng Phá Lấu trên đường Pasteur, nơi có xe nước mía Viễn Ðông nổi
tiếng một thời với những cây tăm tre xiên vào từng xâu nhỏ gan, lưỡi,
tim & phá lấu màu nâu đen thơm phức vừa miệng đặt trong mấy cái đĩa
nhôm bày trên một mẹt hàng có bốn chân gác chéo, mà tôi đã đi ăn cùng
với người bạn trai đầu tiên. Ly nước mía mát lạnh hơn cả những câu
chuyện thủ thỉ không đầu không đuôi tuổi học trò nhớ lại vẫn còn cảm
thấy ngọt ngào. Hẻm Casino SaiGon có hàng Bún chả và bánh cuốn Thanh Trì
một ngày nào đã dung dăng dung dẻ cùng các bạn vào ăn sau khi mỏi chân
mỏi mắt khắp phố phường, trong Crystal Place hay trong Passage Eden.
Hiệu kem Pole Nord nằm bên thương xá Tax với một dãy ki ốt hoa tươi trên
đường Nguyễn Huệ một tối nào tôi nhận từ tay người bạn trai sắp theo
tàu đi xa một bông hồng màu đỏ thắm với bàn tay ấm áp ân cần. Quán cơm
Bà cả Ðọi nằm trên một căn phòng nhỏ thấp sâu trong hẻm với những món ăn
được dọn ra trên chiếc đi văng bóng gỗ bóng màu thời gian, những món ăn
quen thuộc như bữa cơm thường ngày gợi nên cảm giác gia đình cùng ăn
với bọn bạn là sinh viên miền Trung vào Sài Gòn trọ học...
***
Vậy mà thoắt cái đã mấy mươi năm! Những món ăn tôi đã ăn trong cả một
thời ấu thơ cùng với bạn bè, những món ăn tôi đã chia sẻ cùng với những
người thân thương một thuở, bây giờ có món vẫn còn bày bán đâu đó trong
thành phố, có món đã lâu lắm chẳng còn nhìn thấy lại. Nhưng cùng với
thời gian trôi qua, và mọi điều đã thay đổi, tôi mãi mãi sẽ chẳng bao
giờ còn có thể thêm một lần nữa nếm được cái hương vị ngọt ngào tuyệt
diệu của những món quà ấy, cho dù có tha thiết ước ao, hay thèm thuồng
mong đợi đến thế nào!
Như có lần tôi đã bày tỏ cùng một người bạn ít tuổi hơn nhiều, và lại
không cùng sinh ra, lớn lên trong cùng một hoàn cảnh sống, về những món
ăn ở một nơi mà cô đã đến, nghe ca tụng nhưng thất vọng lúc nếm thử,
rằng cái hương vị trong ký ức của mỗi một người khi ăn một món ăn nào là
hương vị rất đặc biệt chỉ riêng người ấy mới cảm nhận được, gói ghém cả
những ngọt ngào của quá khứ và kỷ niệm, mà không phải ai cũng có thể
chia sẻ. Nhớ lại những món ăn một ngày nào, là tôi nhớ lại biết bao là
êm ái và dịu ngọt, mà những món quà tuy tầm thường bé nhỏ ngày xưa ấy,
cho dẫu chỉ là quà của một thời, nhưng lại là một thời của những tháng
ngày yên vui mãi mãi trong tâm tưởng, mà những khoảnh khắc quý báu ấy
thì mãi mãi tôi chẳng bao giờ có thể nguôi quên.
Thôi đừng kể nữa chỉ thêm... thèm!
Saturday, August 27, 2011
Cần Thơ : ảnh cũ người xưa, ai còn? ai mất? Trường xưa trong trí nhớ .
"TRONG SÂN TRƯỜNG NGÀY ẤY"
Hình chụp Lớp 10 B 1 (niên khóa 1972-1973) tại sân trường Phan Thanh Giản, CT.
(Từ trái qua phải : Nguyễn Ngọc Hiệp, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Trung, Bùi ... ?, Nguyễn Sĩ Ân, Lê Thanh Liêm, Nguyễn Văn Tuyết, Lương Hoàng Nam, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Thanh Phương. (Hình này do bạn Lương Hoàng Nam cung cấp, xin chân thành cám ơn bạn Nam)
Thursday, August 25, 2011
TRƯỜNG XƯA BẠN CŨ
Xin giới thiệu bài tùy bút dưới đây của cô Tâm Đoàn, cựu giáo sư ở trường Phan Thanh Giản ngày xưa. Phần dưới chót in màu nâu đen là những đoạn nhắc về cô Mai Thị Bạch Liên, Quản Thủ Thư Viện của trường PTG, đã từ trần năm 1976.
*Tác giả: Tâm Đoàn (USA)
*Tác giả: Tâm Đoàn (USA)
Sau khi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài gòn môn Vạn Vật năm 1972, tôi và chị Trinh Cát cùng chọn về nhiệm sở Phan Thanh Giản (PTG) Cần Thơ. Trường lớn, nằm ở đầu đường cùng tên, có lối kiến trúc thời Pháp na ná như trường Gia Long Sài gòn, nơi tôi trải qua thời trung học, tuy nhiên trường PTG không được khang trang , tu bổ nhiều. Có một điểm trùng hợp là cả hai trường đều nằm trên đường PTG.
Khi tôi mới tới,Hiệu Trưỡng là ông Minh;lúc tôi rời trường, Hiệu trưởng mới là ông Trí. Anh Trung dạy Vạn Vật lớp Đệ nhất coi như người đứng đầu môn này ờ trường. Các ông rất tử tế, luôn tạo mọi điều kiện tốt, thuận tiện cho việc giảng dạy của chúng tôi và sắp xếp thời khóa biểu đễ chúng tôi có ngày nghỉ về thăm nhà ở SG. Tôi còn nhớ ông Trí, người miền Trung, ở ngay trong trường với cô vợ trẻ đẹp dể thương.
Thuở đó, chân ướt chân ráo tới Cần Thơ, còn nhiều bở ngở.Sau một thời gian ngắn vất vả tìm chổ ở,chúng tôi kiếm được một nơi gần trường, đó là căn gát nhỏ của Bác Hai bán bánh mì ở đầu hẻm Hai Địa.Bác góa chồng từ khi còn trẻ,có con gái duy nhất là Thu Hà, lúc đó đang học trường Sư phạm.Hà có khuôn mặt khả ái, cô rất lanh lẹ, hoạt bát.
Căn gát gổ nhỏ hẹp, buổi trưa rất nóng, nhưng tụi tôi không nề hà gì vì nhà toàn là đàn bà, nếu không chịu được thì cứ thoải mái chạy xuống nhà dưới ngủ trên giường của Bác. Sau này có thêm cô Liêng dạy nhạc nhập bọn.Tụi tôi, cơm tháng xách tới,mỗi người một cà mên, ăn xong khỏi rửa,thật là nhàn hạ.
Chị Trinh Cát,người Bắc,có dáng dấp đẹp.Tôi thích nhìn chị, với áo dài lụa ngà may rất khéo, yểu điệu bước đi trên sân trường. Cô Liêng, người Nam, trẻ trung, có khuôn mặt bầu bĩnh, mắt sáng,môi hồng; mẹ cô ở SG thường xuyên xuống thăm. Còn tôi, sinh ở Huế nhưng sống ở SG, tuy đã lớn nhưng đôi lúc ăn nói vẫn còn thật thà quá cở.
Thế là trên căn gát hẹp, tối tối bốn cô gái họp nhau đủ tạo thành một cái chợ nhỏ, nhất là cả ba cô bạn của tôi đều có số đào hoa nên lúc nào cũng có chuyện để nói, để tâm tình nhỏ to hay cười giởn. Buổi chiều, tôi và chị Trinh Cát thích thả bộ tới bến Ninh kiều. Buổi tối, nếu không bận soạn bài để chuẫn bị cho buổi dạy ngày mai, tụi tôi mua bánh mì thịt của bác Hai và mấy trái cây lĩnh kĩnh vừa ăn vừa nói chuyện, ca hát rất vui.
Đó là những ngày vui hiếm có và cũng là khoảng thời gian duy nhất trong đời, tôi được sống với bạn bè trong nhà trọ, xa gia đình, lại mới đi làm, đũng đĩnh có chút tiền nên tha hồ sắm sửa, tiêu xài. Bây giờ nhớ lại, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Lại thêm, thỉnh thoảng, các anh giáo sư trẻ kéo nhau tới thăm tụi tôi.
Tôi còn nhớ một số các anh dạy Anh văn như anh Kháng ( hay Khánh), anh Huệ, anh Kiễm. Anh Kháng cao, ăn nói lịch sự, từ tốn. Anh Kiễm thì liếng thoáng,thích nói đùa.Cả hai anh là người Bắc, còn anh Huệ hình như người Trung, đẹp trai, tính tình bộc trực. Dạy Việt văn thì có anh Chung Phước Khánh, người Nam, chân thật, thích nói chuyện thơ văn. Dạy Sữ Địa có anh Nghị người có vẻ hiền, trầm lặng, chỉ ngồi cười thôi.
Các anh rất vui tính, xuề xòa, "mỗi ngươi một vẽ, mười phân vẹn cả mười". Quả thật, đúng như người ta nói: các ông thầy giáo lúc nào cũng hiền lành, đứng đắn. Hình như các anh sống ngay trong trường như ông Phùng quang Lộc, người Nam dạy Triết. Ông Lộc lúc đó được coi như lão làng, dạy lâu năm ở đây, tính tình điềm đạm, nói năng chậm rãi. Qua câu chuyện, tôi đoán ông là người có tài nhưng bất đắc chí. Tôi coi ông như bậc thầy, hỏi thăm ông chuyện này chuyện nọ.
Trong trường, đến giờ nghỉ, các thầy cô vô phòng giáo sư uống nước trà nghỉ mệt. Tôi không còn nhớ nhiều các chị dạy chung ngoại trừ chị Đức Hạnh, chị Nguyện, chị Bích Đào. Chị Đức Hạnh người Bắc, dạy Sử Địa, có dáng mệnh phụ, lúc nào cũng trang điểm kỷ lưỡng,áo dài mượt mà tươm tất. Chị thích nói chuyện và hay chỉ vẽ tôi như một bà chị ruột. Tôi còn nhớ chị hay khuyên tôi nên trang điểm đánh phấn vì ngoài việc làm đẹp còn có tác dụng ngăn bụi bặm vào da. Chị lịch lãm, kinh nghiệm và cởi mở.
Có một lần, ông Lộc trổ tài coi bói, bảo tôi và chị đưa tay cho ông đoán số mệnh, tôi mắc cở không dám, còn chị thì tỉnh bơ xòe tay ra. Hình như sau đó tôi phải lên lớp nên không biết ông đoán đời chị như thế nào. Có điều mới đây tôi nghe nói hai người đã thành vợ chồng sau khi miền Nam lọt vào tay Cộng Sản, tha phương nước ngoài và hiện sống ờ Pháp.Tôi thành thật mừng cho anh chị.
Chị Nguyện dạy Việt văn, có vẻ e ấp của gái Huế, với chiếc áo dài màu nhạt và nón lá che nắng buổi trưa, dường như chị hay mơ mộng, ấp ủ niềm riêng của mình. Chị Bích Đào người Đà Lạt, chị của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương, chị dạy Việt Văn(?). Chị sống với con nhỏ trên căn lầu cùng xóm với tụi tôi. Chỗ chị ở nhìn xa như một tổ chim ấm cúng, xinh xắn và bé bỏng như chị vậy. Chị lúc nào cũng hợp thời trang, làm đẹp để vừa lòng chồng chị đang ở trong quân đội. Ông ở xa thỉnh thoảng mới về thăm gia đình.
Niên khóa đầu tiên , tôi là giáo sư hướng dẫn của một lớp đệ tứ. Các em thật là dễ thương và tốt với tôi. Gần hè, lớp tổ chức đi thăm vườn cây ăn trái. Đó là dịp tôi biết thêm về đời sống của người dân miệt vườn. Đất Cần Thơ trù phú, toàn cây lành trái ngọt. Cuộc sống sao mà giản dị, thoải mái , vô tư lự. Tôi nghe nói có vài em ở đây, chèo ghe lên tỉnh học mỗi ngày. Thật không ngờ vì các em ăn mặc tươm tất, bãnh bao nữa là khác.
Người ta thường nói "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò", phá phách thầy cô là truyền thống lâu đời. Ngay như trường nữ Gia Long hiền lành của tôi vẫn có vài cô học trò láu lĩnh, tìm cách chọc phá thầy cô bằng được. Tôi mới ra lò sư phạm lại dạy trường nam sinh, làm sao tránh khỏi sơ hở , vậy mà các em đã đón nhận tôi với tình cảm chân thành; làm sao tôi quên được. Các em ngoan , lễ độ, học hành đàng hoàng. Có lẽ các em thấy tội nghiệp nên không nở phá phách chăng?
Trường nữ Đoàn thị Điểm kế bên, giờ tan học, trai thanh gái lịch dập diều chắc đã có nhiều mối tình nẩy nở. Gái Cần thơ đẹp, da dẻ mịn màng nhất là ở tuổi mới lớn. Bao nhiêu năm trôi đi, cuộc đời nhiều thay đổi; nhưng tình cảm của tôi đối với trường vẫn vậy. Đó là lý do hôm nay dù bận rộn, tôi vẫn dành thì giờ ghi lại ký ức về bạn bè, học trò trường Phan Thanh Giản Cần Thơ ở một thời đã qua .
Đặc biệt nơi đó có một người đã mất từ lâu nhưng hình ảnh chị vẫn không phai trong tâm hồn tôi. Đó là chị Liên vợ anh Trương Tiếu Lâm. Vợ chồng chị người Huế, làm việc trong văn phòng nhà trường. Chị là một người đàn bà đẹp dưới mắt tôi. Cái đẹp rất Huế. Trang điểm nhẹ, một chút phấn hồng, một chút son, dù không che hết màu da hơi tái nhưng cũng đủ làm nổi bật nét đằm thắm thanh lịch cuả chị, giọng Huế nhỏ nhẹ với điệu cười khe khẻ. Bản tính dịu dàng của chị làm ai cũng thích.
Có một lần tôi theo chị về nhà ờ trên lầu chung cư gần trường. Cứ lên khoảng một hai tầng cấp là chị bảo tôi dừng lại một chút để nghỉ. Lúc đó tôi mới hiểu rằng chị rất yếu. Bệnh tim làm rã rời thân xác, nhưng tâm hồn chị vẫn là tâm hồn của một người trẻ sinh động, tình cảm dạt dào, thích giao tiếp bạn bè. Chị gắng gượng chống chỏi bệnh tật yếu đuối để sống trọn vẹn như một người bình thường. Chị rất may mắn có một gia đình nề nếp.
Anh Lâm và các con chị đã khá lớn học trung học, thông cảm chị điều đó và hết lòng chăm sóc chị. Anh Lâm hiền lành tận tụy, thật hiếm có một người chồng, một người cha tốt như vậy. Chị tâm sự rằng khi chị còn nhỏ coi tử vi họ tiên đoán rằng đời chị sau này ăn không ngồi rồi, không làm động tới móng tay. Mọi người đã tưởng chị sẽ giàu có sung sướng lắm, hóa ra vì bệnh tim mà như thế.
Thuở đó tôi đã 23 tuổi nhưng chưa trải đời nhiều, còn ngây ngô, nói năng không ý tứ, thế mà chị vẫn quí tôi. Có thể, ở một góc cạnh nào đó, chị tìm thấy nơi tôi một tâm hồn mở ngỏ, sẳn sàng tiếp nhận như một mảnh giấy trắng còn sót lại trong tập nhật ký nó mời gọi ta đặt bút ghi lại những điều ta ấp ủ. Chị đã dẫn tôi đi vào thế giới riêng của chị trong chốc lát.
Giờ đây chị đã ra đi, từ bỏ thân xác với trái tim yếu bệnh , chắc linh hồn của chị nhẹ nhàng thanh thoát. Tôi mong chị sẽ vui khi biết ràng ở một nơi xa xăm lạnh giá,có người bạn nhỏ ngày xưa vẩn nhớ đến chị. Còn với anh Lâm, không biết bây giờ anh ra sao. Tôi hy vọng thời gian đã làm dịu đi nỗi buồn và giúp anh xây dựng lại cuộc đời.
![]() |
Thư Viện trường Phan Thanh Giản 1974 (hình chụp Cô Mai Thị Bạch Liên) |
Thời gian dạy học ở trường Phan Thanh Giản chưa tới hai năm, thật là ngắn ngủi, nhưng nó đã đánh dấu một khoảng đời rất đẹp trong tôi, một người bắt đầu ra đời đi dạy với trái tim nhiệt tình, với tâm hồn mở rộng, tôi đã may mắn gặp những người bạn tốt ở đó. Giờ đây, tôi đã trải qua bao thăng trầm trong cuộc đời nhưng kỹ niệm cũ của hơn 30 năm về trước vẫn không phai nhòa. Đó là chiếc gối êm ả để tôi dựa đầu sau những ngày cuốn nhanh theo cuộc sống.
Hởi những người tôi quen biết ngày xưa, tôi mong rằng các anh chị cũng có những ngày vui như tôi khi dạy và sống ở Cần Thơ. Ngày nay mỗi người một ngã, chẳng biết bao giờ sẽ có dịp gặp lại nhau, tôi chúc tất cã được hạnh phúc, đạt mọi điều như ý trong cuộc đời.
Minnesota,3/04
Kỷ Niệm Trùng Tu Mộ cụ Bùi Hữu Nghĩa 1972 (bài của Nguyễn Văn Quyền)
Subscribe to:
Posts (Atom)